Trong hợp đồng lao động liệu có được tự đóng Bảo hiểm xã hội theo mức lương?

0
653

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn về việc có được tự đóng Bảo hiểm xã hội theo mức lương trong hợp đồng lao động hay không để mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề này

Hiệu lực của nội quy
    Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Do Covid-19, doanh nghiệp phải bố trí 40% lao động làm việc bán thời giai và triển khai ký phụ lục Hợp đồng lao động ngắn hạn (theo quý) thời gian làm việc bán thời gian, tiền lương bằng 50% lương trong Hợp đồng lao động.
Tiền lương thực nhận của người lao động trong thời gian này đều thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động theo lương tối thiểu vùng.

Vậy, người lao động làm việc bán thời gian có được tự nguyện đóng bổ sung giá trị bảo hiểm ngoài phần doanh nghiệp đóng (theo mức lương tối thiểu vùng) để đảm bảo mức đóng Bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương đang đóng trước khi xảy ra dịch Covid-19 không?

Theo tôi hiểu, thực hiện cách này không gây khó khăn cho doanh nghiệp do không làm tăng chi phí của doanh nghiệp và tránh được thiệt thòi cho người lao động, nhất là các đối tượng đã gần đủ năm đóng bảo hiểm và sắp đến tuổi nghỉ hưu sẽ bị giảm thấp lương hưu sau này.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền lương tháng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong Hợp đồng lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng Bảo hiểm xã hội và hàng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ Bảo hiểm xã hội.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động; Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong Hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Đề nghị bà Vân đối chiếu quy định nêu trên để biết và thực hiện theo đúng quy định.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây