Tổng hợp quy định của pháp luật về người lao động cao tuổi

0
1610

Bộ luật lao động năm 2019 với nhiều quy định đổi mới về người lao động cao tuổi đã bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2021. Trong khi chính sách an sinh của nước ta rất quan tâm đến người cao tuổi, thì tổng hợp các quy định về người lao động cao tuổi của Bộ luật lao động hiện hành sẽ giúp người lao động cao tuổi đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của mình khi quan gia vào quan hệ lao động.

Tổng hợp quy định của pháp luật về người lao động cao tuổi
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người lao động cao tuổi là gì?

Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019. Tức là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu mà khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định: “Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ”.

Quy định pháp luật về người lao động cao tuổi.

Vì người lao động cao tuổi là đối tượng đặc biệt của xã hội nên được quy định rất rõ ràng  trong các vấn đề sau:

Người lao động cao tuổi nghỉ hưu

khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 quy định độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Theo đó, khi tham gia quan hệ lao động:

  • Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian quy định tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật lao động 2019. Điều này là phù hợp với điều kiện làm việc và sức khỏe của người lao động cao tuổi, tạo một môi trường làm việc thoải mái cho họ.
  • Người lao động cao tuổi được khuyến khích làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực quy định tại khoản 3 Điều 148 Bộ luật lao động 2019.

Khi người lao động cao tuổi nghỉ hưu sau 1 khoảng thời gian họ làm việc quá tuổi hưu thì họ vẫn được hưởng lương hưu theo đúng chế độ quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội.

Sử dụng người lao động cao tuổi

Bộ luật lao động năm 2019 dành riêng Điều 149 để quy định về vấn đề sử dụng người lao động cao tuổi như sau:

(i) Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

(ii) Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

(iii) Người lao động cao tuổi không được sử dụng để làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

(iv) Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Như vậy theo quy định trên thì không được sử dụng lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động quy định mang tính chất sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của họ và phải quan tâm đến sức khỏe của người lao động cao tuổi.

Xem thêm các nội dung pháp lý tại: Luật lao động – tư vấn pháp lý cho Người lao động

Xử phạt hành chính khi vi phạm về sử dụng người lao động cao tuổi

Các hành vi vi phạm về quy định sử dụng người lao động cao tuổi sẽ bị xử phạt hành chính tại Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, tại Điều 30 của nghị định số 28/2020/NĐ-CP trên quy định hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định về người lao động cao tuổi là:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định”.

Như vậy, người sử dụng lao động cần chú ý các quy định khi sử dụng người lao động cao tuổi để vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động cao tuổi và vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.

Xem thêm bài viết thủ tục thay đổi nơi lĩnh lương hưu để biết thêm về vấn đề nhận lương hưu của người lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây