Sa thải – Các trường hợp áp dụng xử lý kỷ luật sa thải

0
546
Sa thải được xem là một trong những hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc, nặng nhất và cũng là hình thức cuối trong quan hệ giữa công ty đối với người lao động xảy ra trong quá trình lao động làm việc. Vì vậy không phải mọi trường hợp người sử dụng lao động đều có thể tự ý áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải ngay mà chúng chỉ được áp dụng một trong các trường hợp cụ thể được pháp luật quy định tại Bộ Luật Lao Động 2019.
Sa thải
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): (024) 66 527 527

Sa thải lao động là gì?

Sa thải là hình xử lý kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động sẽ áp dụng với người lao động khi họ vi phạm kỷ luật lao động trong quá trình làm việc và sa thải sẽ dẫn đến hệ quả người lao động phải chấm dứt quan hệ lao động.

Các trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Căn cứ theo Bộ Luật Lao Động năm 2019 ban hành ngày 20/11/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, thay thế cho Bộ Luật Lao Động 2012 có quy định về các trường hợp người sử dụng lao động được áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

            “Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;”
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 125 Bộ Luật Lao Động năm 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc, đây là những hành vi ảnh hưởng đến môi trường làm việc, có tính nguy hiểm và gây thiệt hại nặng nề cho môi trường làm việc và những người xung quanh, thậm chí mức độ thực hiện hành vi trong một số trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và để bảo vệ lợi ích của những người liên quan cũng như nơi làm việc, người sử dụng lao động sẽ được áp dụng biện pháp sa thải khi người lao động thực hiện những hành vi trên.

             “Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;”

Ở Khoản 2, hành vi của người lao động chủ yếu xâm phạm đến quyền tài sản của người sử dụng lao động, xâm phạm sức khỏe, tinh thần của người khác. Nó ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến quyền lợi của mọi người.

              “Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;”

việc tái phạm vi phạm kỷ luật
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): (024) 66 527 527

Tại Khoản 3, việc người lao động tái phạm vi phạm kỷ luật mà sau khi đã bị xử lý kỷ luật ở những biện pháp xử lý kỷ luật nhẹ hơn bởi người sử dụng lao động có thể là yếu tố người sử dụng lao động cho rằng người lao động không tích cực sửa chữa lỗi lầm, hành vi vi phạm các điều cấm, điều chỉnh hành vi cho phù hợp vì thế người sử dụng lao động có thể cân nhắc để áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động.

              “ Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.”

Việc người lao động tự ý bỏ việc vượt quá thời gian pháp luật quy định có thể được xem là vi phạm thời gian làm việc. Vi phạm này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Người sử dụng lao động có thể cân nhắc để áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật sa thải tại Khoản 4 Điều 125 của Bộ Luật Lao Động năm 2019.
Ngoài ra trường hợp được coi là có lý do chính đáng được Bộ Luật Lao Động năm 2019 quy định bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, nhân thân của người lao động bị ốm mà có xác nhận của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động đưa ra.

Khi sa thải liệu công ty có phải thông báo trước

Vậy khi xét, nhận thấy người lao động có hành vi, biểu hiện liên quan đến các trường hợp bị xử lý kỷ luật sa thải thì người sử dụng lao động có thể dựa theo Bộ Luật Lao Động năm 2019 để xem xét kỷ luật, tạm đình chỉ công việc đối với người lao động. Cho nên trước khi người sử dụng lao động sa thải, người lao động có thể bị tạm đình chỉ công việc do người sử dụng lao động đưa ra nếu hành vi vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến không thể tiếp tục công việc,Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày và trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc theo khoản 2 Điều 128 Tạm đình chỉ công việc của Bộ Luật Lao Động năm 2019

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây