Hành vi quấy rối bị xử lý ra sao theo quy định pháp luật?

0
1503

Hành vi quấy rối tình dục hiện nay là một vấn nạn gây nhức nhối, đặc biệt là trong môi trường công sở. Người lao động cần nắm những thông tin gì để bảo vệ quyền lợi của mình và tránh được những sự bất công của xã hội.

hành vi quấy rối bị xử lý ra sao
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quấy rối tình dục là gì?

Hành vi quấy rối tình dục có thể được hiểu là việc dùng những hành vi hoặc lời nói mang hàm ý tình dục nhằm gây tôn hại đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Đây là hành vi làm tổn thương đến người bị hại ngoài mong muốn của họ.

Quấy rối nơi công sở?

Pháp luật lao động đã quy định cụ thể tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 về khái niệm của Quấy rối tình dục nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được sự đồng ý của người đó. 

Nơi làm việc có thể hiểu là bất cứ địa điểm thực tế nào người lao động thực hiện công việc. Những địa điểm này có thể là không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, tập huấn, hội thảo, bữa ăn, chuyến đi công tác chính thức, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại hoặc bất cứ địa điểm nào được người lao động sử dụng với mục đich làm việc.

Các hình thức quấy rối

Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bằng những hình thức chủ yếu như sau:

Thứ nhất, Hình thức thứ nhất quấy rối tình dục bằng lời nói

Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm hình thức sau:

Một là, các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn

Hai là, bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ.

Ba là, những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.

Thứ hai, Hình thức thứ hai quấy rối tình dục bằng hành vi 

Một là, Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất như tiếp xúc.

Hai là, cố tình động chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm.

Thứ ba, Hình thức thứ ba quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời

Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được mong muốn như sau

Một là, ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay.

Hai là, việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục.

Xử lý hành vi quấy rối nơi công sở

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động được pháp luật quy định rất nghiem ngặt tại khoản 3 Điều 8 Bộ Luật Lao động năm 2019. Nội dung này không thể thiếu trong Nội quy lao động của bất cứ doanh nghiệp nào.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về việc sử dụng hình thức kỷ luật sa thải sẽ áp dụng trong trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động

Trường hợp thứ hai, Người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, người lao động cần làm gì khi bị quấy rối tình dục đồng nghiệp, trong trường hợp trên người lao động cần phải có chứng cứ và người vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật lao động nặng nhất là sa thải.

Quấy rối người khác phạm tội gì?

Phụ thuộc vào tính chất và mức độ hành vi quấy rối mà người có hành vi quấy rối có thể phải phạm những tội trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017).

Nếu hành vi quấy rối này vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, sẽ bị cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc cải cách không giam giữ tới 3 năm. Trường hợp cấu thành tội phạm tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm hoặc khung hình phạt nặng hơn, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi.

Trường hợp 2: Tội vu khống 156 Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017).

Trong trường hơp hành vi quấy rối này đủ yếu tố cấu thành tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017, cụ thể đó là hành vi bịa đặt hoặc an truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Trường hợp ba: Tội hiếp dâm, những tội khác từ Điều 141 đến Điều 146 Bộ Luật hình sự năm 2015

Đối với các hành vi quấy rối tình dục, tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hậu quả, các hành vi có thể cấu thành tội hiếp dâm, hiếp dâm hoặc cưỡng dâm đối với những người dưới 16 tuổi, có quan hệ tình dục hoặc thực hiện hành vi giao cấu khác với những người trong độ tuổi 13 và dưới 16 

Trường hợp bốn: Tội gây rối trật tự công cộng (Theo điều 318 Bộ luật hình sự)

Hành vi quấy rối trật tự công cộng có thể bị trừng phạt vì gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự. Những người có hành vi gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng xấu đến an ninh và trật tự đã bị xử phạt hành chính đối với hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này và chưa bị xóa sổ hồ sơ tội phạm. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Bị quấy rồi trong thang máy làm thế nào?

Pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về trường hợp bị quấy rối trong thang máy, đây là quấy rối bằng hành vi. Ngoài ra nếu bị quấy rối người bị hại có thể bị phạt như sau. Cụ thể theo điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013 quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Tội quấy rồi người khác qua điện thoại?

Tuỳ theo mức độ nguy hiểm hành vi quấy rối có thể cấu thành tôi đã quy định tại trường hợp một và trường hợp hai. Tội quấy rối người khác qua điện thoại có thể quan mạng xã hội, qua tin nhắn, qua những bình luận cụ thể mời quý vị đọc thêm tại đây.

Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự hiện hành hoặc Tội vu khống 156 Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017). Cụ thể theo những trường hợp đã nêu trên.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trên đây là bài viết tư vấn về những thông tin nghỉ việc mà bạn đọc cần nắm rõ. Để biết thêm chi tiết bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên để được tư vấn cụ thể.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây