Nên làm gì khi bị quấy rối tình dục?

0
1985

Quấy rối tình dục nói chung và quấy rối tình dục nơi làm việc nói riêng đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Mỗi cá nhân phải tìm hiểu và nắm bắt ngay kiến thức về hành vi quấy rồi tình dục cũng như các biện pháp phòng ngừa và xử lý để tự bảo vệ bản thân và cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, hãy cùng Everest đi sau vào các nội dung sau:

Nên làm gì khi bị quấy rối tình dục
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực được nêu trên, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quấy rối tình dục?

Quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác trong bất cứ khoảng thời gian và không gian nào mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.

Hiện tượng quấy rối tình dục vì diễn ra ở bất cứ đâu nên ngoài phạm vi nới công cộng còn xảy ra ở nơi làm việc. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cũng có quy định cụ thể về hành vi quấy rối tình dục quấy rối tình dục nơi làm việc tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019:

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động”.

Hành vi quấy rối tình dục có các đặc điểm như sau

Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi là cá nhân, có ở bất kì giới tính nào (nam, nữ hay giới tính thứ ba) và bất cứ độ tuổi nào nhưng chủ yếu tập trung ở độ tuổi trường thành.

Thứ hai: Hành vi quấy rối tình dục phải là hành vi hành động. Bởi vì chỉ khi hành vi hành động biểu hiện ra bên ngoài thông qua những hành vi cụ thể: trêu đùa, động chạm thân thể, bỡn cợt… thì mới làm thỏa mãn được nhu cầu sinh lý của người đó và ảnh hưởng một cách nhất định đến người bị quấy rối. Nếu hành vi chỉ là suy nghĩ mà không hành động thì rất khó xác định được ý đồ của chủ thể mong muốn là gì.

Thứ ba: hành vi quấy rối tình dục xảy ra ở mọi nơi, bất cứ đâu như: công viên, nới làm việc, xe buýt, siêu thị…và bất kì thời gian nào trong ngày.

Thứ tư: Yếu tố quan trọng nhất đó là hành vi trái ngược hoàn toàn với ý muốn của nan nhân, nạn nhân có thái độ không đồng ý hoặc có hành vi kháng cự.   

Phân loại hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc: 

Hành vi mang tính thể chất: hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục.

Hành vi bằng lời nói gồm: lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục.

Hành vi khác gồm: ngôn ngữ cơ thể, trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.

Quấy rối tình dục nơi làm việc ảnh hưởng như thế nào?

Môi trường làm việc là một nơi phải thực sự an toàn và văn minh thì mới tạo điều kiền cho cả người sử dụng lao động và người lao động có cơ hội phát triển toàn diện. Nếu có bất cứ vấn đề nào đi ngược lại với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội như: ngược đãi, đánh đập, nhục mạ, sử dụng mạng xã hội để quấy rối… đều không thể chấp nhận được. Đặc biệt là hành vi quấy rối tình dục, nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới thể chất, tinh thần, quyền và lợi ích của cá nhân bị quấy rối và cả môi trường xã hội xung quanh. Cụ thể:

(i) Nạn nhân bị quấy rối tình dục có thể bị các triệu chứng tâm ly căng thẳng và thể chất tiêu cực trong một thời gian dài. Các triệu chức có thể là trầm cảm, xấu hổ, tội lỗi và phá hỏng lòng tự tôn cực kì nặng. Nan nhân bị bào mòn về thể chất bởi các hiện tượng tâm lý tiêu cực kéo dài như: đau đầu, đau cơ, thậm chí là cao huyết áp, đường huyết, tim mạch…Tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho nạn nhân.

(ii) Hiệu quả trong công việc bị giảm sút vì không thể tập trung trong công việc khi nạn nhân phải đối mặt với các hành vi quấy rối tình dục thường xuyên.

(iii) Đạo đức xã hội ngày càng suy thoái nếu còn tồn tại các hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc. Tạo nên thái độ tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam đồng thời phản ánh sự yếu kém của pháp luật quốc gia.

Cách xử lý?

Để xử lý tình trạng quấy rối tình dục nói chung và quấy rối tình dục nơi làm việc nói riêng, trước hết cần phải có biện pháp phòng chống sau đó mới nghĩ đến cách giải quyết khi sự việc đã xảy ra.

Né tránh đối tượng

Cảnh giác với bất kì sự gần gũi nào của người khác, luôn đề phòng tấn công nếu có người nào đó có hành vi đáng nghi ngờ.

Trang bị kiến thức về các hành vi mang tính tình dục để dễ dàng phân biệt và kịp thời ngăn chặn sự xuất hiện của hành vi đó. Tạo ra tình huống bất ngờ để giải thoát bản thân khỏi hành vi quấy rối.

Hạn chế đi hoặc ở một mình trong 1 không gian và thời gian bất kì.

Tạo ranh giới an toàn cho bản thân bằng việc hạn chế những trang phục khiêu khiến đối phương nảy sinh ý đồ xấu.

Khiếu nại

Người bị quấy rối tình dục nơi làm việc có quyền khiếu nại về hành vi quấy rối tình dục xảy ra với mình. Cụ thể quyền khiếu nại này nằm trong các quy định liên quan đến quấy rối tình dục tại Điều 118 Bộ luật lao động năm 2019 và hướng dẫn chi tiết tại nghị định số 145/2020/NĐ-CP: 

Theo đó, quy trình khiếu nại sẽ được quy định rõ ràng trong nội quy lao động nên được giải thích rõ ràng bằng ngôn ngữ đơn giản. Quy trình nên phù hợp với mô hình và cấu trúc của doanh nghiệp. Nếu cần thiết, có thể sử dụng hoặc điều chỉnh một quy trình hiện có tại doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các khiếu nại liên quan hành vi quấy rối tình dục và cả các công việc liên quan khác.

Ngoài ra để biết thêm về cách xử lý cụ thể theo quy định pháp luật đối với hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc. Mời các bạn xem thêm bài viết: tại đây.

Chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp bị quấy rối tình dục nơi làm việc quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019. 

Có thể thấy, pháp luật lao động Việt nam tạo mọi điều kiện để bảo vệ quyền vợi của người lao động là bên yếu thế trong mối quan hệ lao động. Bộ luật lao động năm 2019 chỉ quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị quấy rối tình dục nơi làm việc đối với người lao động mà không có quy định đối với người sử dụng lao động. Ngoài ra, nếu 2 bên đã thỏa thuận chấm dứt hợp động khi bị quấy rối tình dục nơi làm việc thì khi đó bất kì người lao động hay người sử dụng lao động đều có thể chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Xem thêm các nội dung pháp lý tại: Luật lao động – tư vấn pháp lý cho Người lao động

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực lao động (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây