Lương hưu nguồn thu nhập khi về già

0
837

Lương hưu là một trong những khoản tiền quan trọng giúp người lao động ổn định cuộc sống khi về già. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin về Lương hưu

Lương hưu nguồn thu nhập khi về già
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Lương hưu là gì?

Lương hưu là khoản tiền hàng tháng người lao động nhận được khi đáp ứng đủ các điều kiện về hưu theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, lương hưu của người lao động sẽ được tính dựa theo tỷ lệ hưởng lương hưu và mức tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Điều kiện lĩnh lương hưu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Từ 01/01/2021 điều kiện hưởng lương hưu với người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định thì Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

(i) Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động xác định thời hạn, Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả trường hợp Hợp đồng lao động được ký kết giữa Người sử dụng lao động với người đại diện trên pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi theo pháp luật quy định về lao động;

(ii) Đối tượng trong Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới thời gian quy định 03 tháng;

(iii) Là các cán bộ, công chức, viên chức;

(iv) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người triển khai công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

(v) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người thực hiện công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

(vi) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân đang trong thời gian phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh mức hoạt phí;

(vii) Người đi làm việc ở nước ngoài căn cứ theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

(viii) Đối tượng là người quản lý các tổ chức doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

(ix) Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, phường, thị trấn.

Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội sẽ được tiến hành giải quyết hưởng lương hưu

Ngày 20/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động theo lộ trình thông qua Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020) và bắt đầu áp dụng thực hiện từ ngày 01/01/2021. Vì vậy điều kiện hưởng lương hưu của Người lao động từ năm 2021 cũng sẽ có những thay đổi nhất định.

Điều kiện hưởng lương hưu

Điều kiện 1: Trường hợp người lao động thuộc đối tượng (i), (ii), (iii), (iv), (vii), (viii), (ix) khi chính thức nghỉ việc đã  thực hiện đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên thì được phép hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

Trường hợp 1: Đủ tuổi nghỉ hưu theo Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 quy định cụ thể như sau:

Năm

Tuổi nghỉ hưu

Nam

Nữ

2021

60 tuổi 3 tháng 55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng 55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng 56 tuổi

2024

61 tuổi 56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng 56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng 57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng 57 tuổi 4 tháng

2028

62 tuổi 57 tuổi 8 tháng

2029

62 tuổi 58 tuổi

2030

62 tuổi 58 tuổi 4 tháng

2031

62 tuổi 58 tuổi 8 tháng

2032

62 tuổi 59 tuổi

2033

62 tuổi 59 tuổi 4 tháng

2034

62 tuổi 59 tuổi 8 tháng

2035 trở đi

62 tuổi 60 tuổi

Bảng 1. Độ tuổi nghỉ hưu theo Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019

Trường hợp 2: Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 quy định và có đủ 15 năm làm trong nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, gây nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe nằm trong danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc trường hợp có đủ 15 năm làm việc ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.

Năm

Tuổi nghỉ hưu

Nam

Nữ

2021

55 tuổi 3 tháng 50 tuổi 4 tháng

2022

55 tuổi 6 tháng 50 tuổi 8 tháng

2023

55 tuổi 9 tháng 51 tuổi

2024

56 tuổi 51 tuổi 4 tháng

2025

56 tuổi 3 tháng 51 tuổi 8 tháng

2026

56 tuổi 6 tháng 52 tuổi

2027

56 tuổi 9 tháng 52 tuổi 4 tháng

2028

57 tuổi 52 tuổi 8 tháng

2029

57 tuổi 53 tuổi

2030

57 tuổi 53 tuổi 4 tháng

2031

57 tuổi 53 tuổi 8 tháng

2032

57 tuổi 54 tuổi

2033

57 tuổi 54 tuổi 4 tháng

2034

57 tuổi 54 tuổi 8 tháng

Từ 2035 trở đi

57 tuổi 55 tuổi

Bảng 2. Độ tuổi nghỉ hưu theo Khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019

Trường hợp 3: Trường hợp người lao động có số tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của theo quy định tại Bảng 1. và làm trong công việc khai thác than trong hầm lò với thười gian đủ 15 năm;

Trường hợp 4: Người lao động không may bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trường hợp 5: Lao động nữ sẽ được hưởng lương hưu nếu thuộc trường hợp là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở địa bàn các xã, phường và thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà đáp ứng được điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến dưới 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu nhưu quy định nêu trên.

Điều kiện 2: Trường hợp người lao động thuộc đối tượng (v), (vi) nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ được hưởng lương hưu:

Trường hợp 1: Người lao động có số tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động (Bảng 2) quy định, trừ trường hợp là Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có các quy định cụ thể khác.

Trường hợp 2: Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu căn cứ theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 quy định và có đủ 15 năm trong các nghề có công việc nặng nhọc, độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021:

Năm

Tuổi nghỉ hưu

Nam

Nữ

2021

50 tuổi 3 tháng 45 tuổi 4 tháng

2022

50 tuổi 6 tháng 45 tuổi 8 tháng

2023

50 tuổi 9 tháng 46 tuổi

2024

51 tuổi 46 tuổi 4 tháng

2025

51 tuổi 3 tháng 46 tuổi 8 tháng

2026

51 tuổi 6 tháng 47 tuổi

2027

51 tuổi 9 tháng 47 tuổi 4 tháng

2028

52 tuổi 47 tuổi 8 tháng

2029

52 tuổi 48 tuổi

2030

52 tuổi 48 tuổi 4 tháng

2031

52 tuổi 48 tuổi 8 tháng

2032

52 tuổi 49 tuổi

2033

52 tuổi 49 tuổi 4 tháng

2034

52 tuổi 49 tuổi 8 tháng

Từ 2035 trở đi

52 tuổi 50 tuổi

Bảng 3.

Trường hợp 3: Người lao động không may bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều kiện lĩnh lương lưu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Công dân Việt Nam được tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí tử tuất nếu đáp ứng được điều kiện là đối tượng từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây từ ngày 01/01/2021:

(i) Đã đủ số tuổi nghỉ hưu theo Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 ban hành (được quy định tại Bảng 1);

(ii) Đã thực hiện việc đóng Bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu giấy ủy quyền lĩnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội

Lương hưu tính như thế nào?

Áp dụng đối với trường hợp Người lao động bắt đầu nghỉ hưu trong khoản thời gian từ ngày 01/01/2021 đến hết 31/12/2021:

Công thức tính mức lương hưu hàng tháng của Người lao động được quy định như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = [Tỷ lệ (%)hưởng lương hưu hằng tháng] x [Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội]

Trong đó:

(i) Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định cụ thể như sau:

Trường hợp là lao động nam:

Trường hợp trong khoản thời gian từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021 bắt đầu hưởng lương hưu: Đóng đủ 19 năm Bảo hiểm xã hội thì được 45% (hiện nay là 18 năm);

Trường hợp từ 01/01/2022 trở đi bắt đàu hưởng lương hưu: Nếu đóng đủ 20 năm Bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm tiến hành đóng Bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 2%.

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định tối đa là 75%.

Đối với lao động nữ:

Thực hiện đóng đủ 15 năm Bảo hiểm xã hội thì được 45%.

Tiếp theo sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng Bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 2%.

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng quy định tối đa là 75%.

Trong trường hợp Người lao động muốn hưởng lương hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được áp dụng với công thức như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì sẽ giảm thêm 2%.

(ii) Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội được xác định theo Điều 62, Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 ban hành, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 115/2015 và Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Xem thêm về: Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu năm 2021

Lãnh lương hưu ở đâu?

Lĩnh lương hưu qua thẻ

Việc tiến hành áp dụng trả lương hưu qua thẻ ATM đã khẳng định được những lợi ích, công dụng mà nó đem lại. Hình thức này mang lại nhiều lợi ích thuận lợi đối với người sử dụng như: người lĩnh lương hàng tháng không phải mất công đến điểm phát lương để thực hiện việc nhận lương. Việc chi trả qua tài khoản ATM cho người hưởng có thể triển khai một cách nhanh chóng, an toàn, chính xác, tiết kiệm thời gian cho người hưởng. Nếu số tiền trong thẻ không dùng đến thì sẽ được áp dụng tính lãi suất.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục thay đổi sang lĩnh lương hưu qua thẻ ATM

Lĩnh lương hưu qua bưu điện

Chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua hệ thống bưu điện sẽ đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu cho người dùng như sau: kiểm soát được đối tượng hưởng; tiến hành trả đúng và đầy đủ số tiền cho người nhận… Cách chi trả lương này không chỉ phát huy lợi thế về mặt cơ sở vật chất, mạng lưới của ngành Bưu điện do Nhà nước đầu tư phát triển mà còn đảm bảo được quyền lợi của người hưởng và của bảo hiểm xã hội các cấp.

Phương thức lĩnh lương giao cho ngành bưu điện về việc chi trả lương hưu và bảo hiểm xã hội phải đạt được hai yêu cầu quan trọng:

Thứ nhất là thuận lợi nhất cho người sử dụng dịch vụ, dễ dàng nhất cho các đối tượng tiến hành lĩnh lương hưu, lĩnh các trợ cấp Bảo hiểm xã hội.

Thứ hai là về mặt tiện lợi, hợp lý của dịch vụ và tiết kiệm nhân sự cho các cơ quan hành chính xã, phường. 

Một số câu hỏi về lương hưu

Lương hưu có tính thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ theo điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân đã ban hành quy định về những khoản thu nhập được áp dụng miễn thuế như sau :

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

(i) Thu nhập từ việc chuyển nhượng dưới dạng bất động sản giữa những mối quan hệ trong gia đình, họ hàng như: giữa vợ chồng; bố mẹ đẻ với con đẻ; bố mẹ nuôi với con nuôi; bố mẹ chồng với con dâu; bố mẹ vợ với con rể; ông bà nội với cháu nội; ông bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.

(ii) Thu nhập từ việc chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có chỉ sỡ hữu duy nhất một nhà ở, đất ở.

(iii) Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước tiến hành giao đất.

(iv) Thu nhập từ việc nhận quyền thừa kế hay quà tặng dưới dạng bất động sản giữa vợ chồng với nhau; giữa bố mẹ đẻ với con đẻ; bố mẹ nuôi với con nuôi; bố mẹ chồng với con dâu; bố mẹ vợ với con rể; ông bà nội với cháu nội; ông bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột trong gia đình với nhau.

(v) Thu nhập của các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản chưa qua giai đoạn chế biến thành phẩm hoặc chỉ thực hiện qua sơ chế thông thường.

(vi) Thu nhập từ việc các hộ gia đình, cá nhân thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp được Nhà nước giao để sản xuất.

(vii) Thu nhập nhận được từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi suất từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

(viii) Thu nhập bắt nguồn từ kiều hối.

(ix) Thu nhập từ phần tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm được thanh toán cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

(x) Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.

(xi) Thu nhập từ việc đạt được học bổng, bao gồm:

Học bổng nhận được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

Học bổng nhận được từ các tổ chức trong và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.

(xii) Thu nhập từ việc bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường do xảy ra tai nạn lao động, khoản bồi thường của nhà nước và các khoản bồi thường khác theo pháp luật quy định.

(xiii) Thu nhập nhận được từ quỹ của các tổ chức từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không lợi nhuận.

(xiv) Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện phê duyệt.

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì các khoản tiền lương hưu được bảo hiểm xã hội chi trả sẽ thuộc các khoản thu nhập được miễn thuế. Tuy nhiên trong trường hợp mức thu nhập do người lao động đi làm thêm tại công ty bạn thì sẽ được coi là khoản thu nhập thuộc phạm vi đối tượng phải chịu thuế, do đó phần thu nhập do làm thêm này sau đi đã tiến hành giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc thì nếu khoản thu nhập này đến mức phải chịu thuế sẽ được giảm trừ gia cảnh.

Xem thêm về: Thủ tục thay đổi nơi lĩnh lương hưu Tại đây

Đi tù có được lĩnh lương hưu không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã ban hành quy định cho phép người đang chấp hành án phạt tù được quyền tiếp tục hưởng lương hưu của mình. Đồng thời, người đang chấp hành hình phạt tù (áp dụng với cả án tù giam hay án treo) không nằm trong phạm vi đối tượng bị tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 64 Luật này.

Do đó, những người đang chấp hành án tù vẫn có quyền hưởng lương hưu của bản thân như bình thường.

Lương hưu có tăng không?

Quốc hội mới đây vừa ban hành thông báo mức lương cơ sở năm 2021 sẽ không tăng. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp mọi người tiếp tục thời gian đóng bảo hiểm thì tỷ lệ hưởng lương hưu có thể gia tăng. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành quy định về việc điều chỉnh lương hưu cơ sở dựa trên mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và sự tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội theo từng năm, theo đó, có thể có sự điều chỉnh lương hưu với những đối tượng đang hưởng.

Lãnh lương hưu đến khi nào?

Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể nào về vấn đề Lnahx lương hưu đến khi nào, chỉ có quy định về các trường hợp bị dừng trợ cấp lương sau: Xuất cảnh trái phép; Bị tòa án ban hành tuyên bố là mất tích; có các căn cứ cụ thể xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội là trái với pháp luật quy định (căn cứ theo khoản 1, Điều 64, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014).

Tuy nhiên, theo căn cứ tại Điều 66, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã ban hành quy định về việc người đang hưởng lương hưu khi mất thì người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng một lần. Như vậy, chúng ta có thể hiểu người lao động sẽ tiếp tục được hưởng lương hưu hàng tháng cho đến khi mất (trừ các trường hợp bị dừng trợ cấp lương theo pháp luật quy định). Khoản tiền trợ cấp mai táng sẽ là số tiền hỗ trợ nhân thân hoặc người trực tiếp đứng ra lo hậu sự cho người đó khi mất.

Hơn nữa, chế độ hưu trí là một trong những chính sách của bảo hiểm xã hội với mục đích hỗ trợ nhằm đảm bảo cuộc sống cho các đối tượng tham gia khi hết độ tuổi lao động hoặc điều kiện sức khỏe không đủ để tiếp tục công việc. Vì vậy người lao động sẽ nhận được lương hưu hàng tháng từ thời điểm nghỉ hưu nếu đáp ứng được độ tuổi nghỉ hưu và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Lương hưu giáo viên được hưởng bao nhiêu

Giáo viên nghỉ hưu, đủ điều kiện hưởng lương hưu, mức hưởng hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm người đó thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội.

(i) Giáo viên nam bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2021 sẽ được tính là 19 năm, nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi được tính là 20 năm.

(ii) Giáo viên nữ nghỉ hưu từ 2018 trở đi sẽ được tính là 15 năm.

Sau đó sẽ được tính thêm 2% qua mỗi năm, mức tối đa bằng 75%.

Đối với trường hợp do suy giảm khả năng lao động nên đã nghỉ hưu trước tuổi thì mức hưởng lương hàng tháng của giáo viên được tính như nghỉ hưu ở điều kiện bình thường. Sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì sẽ được giảm 2%.

Nếu tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm quy định là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỉ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây