Thương binh mất sức lao động 92% mất thân nhân được hưởng chế độ gì?

0
1268
Thương binh mất sức lao động 92% mất thân nhân được hưởng chế độ gì? Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gia đình liệt sĩ cư trú tổ chức trọng thể lễ truy điệu liệt sĩ.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi muốn hỏi: Bố tôi là thương binh mất sức lao động 92%. Hiện tại đã được nhà nước công nhận là liệt sĩ, vậy cấp nào đứng ra làm lễ truy điệu cho bố tôi? Mẹ tôi được hưởng chế độ tuất liệt sĩ từ ngày bố tôi mất 9/4/2014 hay ngày nhận được bằng tỏ quốc ghi công ? Thân nhân liệt sĩ như tôi và các em có được nhà nước hổ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế không? Xin cảm ơn công ty luật Dương Gia.?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 6, Nghị định 236-HĐBT, thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng như sau:

”- Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.

– Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.

– Hạng 3: Mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.

– Hạng 4: Mất từ 21 đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.”

Như bạn trình bày, bố bạn là thương binh hạng 4 là mất sức lao động từ 21% đến 40%. Mẹ bạn năm nay đã hơn 60 tuổi. Như vậy căn cứ quy định tại Điều 32, Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn về chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết như sau:

“3. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được chuyển hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ. Thời điểm hưởng theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 của Nghị định này.”

Nếu bên nhà bạn xác nhận bố bạn là liệt sĩ theo Điều 12 Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 quy định như sau:

“Điều 12

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị của liệt sĩ có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gia đình liệt sĩ cư trú tổ chức trọng thể lễ truy điệu liệt sĩ.

……….”

Theo Điều 14 Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 quy định như sau:

“Điều 14

1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ;

b) Vợ hoặc chồng;

c) Con;

d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.”

Theo Khoản 8 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 quy định như sau:

“8. Khoản 2 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:

a) Trợ cp tiền tuất một lần khi báo tử;

b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tui hoặc từ đủ 18 tui trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

c) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản  1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối
với thân nhân liệt sĩ;

đ) Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưng trợ cấp mỗi năm một lần;

đ) Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà  ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;

e) Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ  có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, m đẻ  có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

g) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng thán được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cn thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;

h) Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ  trợ quy định tại khoản 5  Điều 4 của Pháp lệnh này.”

Theo thông tin mà bạn trình bày và theo quy định của pháp luật cụ thể tại Khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 thì cơ quan, tổ chức, đơn vị của liệt sĩ có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gia đình liệt sĩ cư trú tổ chức trọng thể lễ truy điệu liệt sĩ. Theo đó, thời gian mẹ bạn được hưởng chế độ tuất liệt sĩ sẽ được tính từ ngày bố bạn mất ( có giấy khai tử  của cơ quan có thẩm quyền cấp). Theo quy định của pháp luật thì thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cụ thể tại Điểm đ Khoản 8 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây