Tư vấn về thủ tục tuyển người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

0
1206

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi biết khi tuyển dụng NLĐ nước ngoài vào làm việc tại doanh nghiệp của Việt Nam thì doanh nghiệp đó phải đảm bảo những thủ tục cụ thể nào? Nếu hết thời hạn hợp đồng lao động, mặc dù không gia hạn tiếp giấy phép lao động nhưng NLĐ nước ngoài vẫn tiếp tục làm việc tại công ty đó thì có bị xử lí gì không? Xin cảm ơn!

Trả lời câu hỏi:

Cảm ơn chị đã gửi yêu
cầu tư vấn đến V-Law, chúng tôi tư vấn cho chị như sau:

Thứ nhất, về  thủ tục để Doanh nghiệp Việt Nam có thể tuyển dụng NLĐ nước ngoài vào làm việc:

Căn cứ điều 3 Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương
binh xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Bộ Luật Lao động 2012 về Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Thủ tục
gồm:

Điều 3. Nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

1. Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) dự kiến tuyển người
lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải báo cáo giải trình theo quy định tại Khoản 1 Điều
4 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm: vị trí công
việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc và nộp trực tiếp
tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết
tắt là Sở
 Lao động – Thương binh và Xã hội) nơi người sử dụng lao động đặt
trụ sở chính theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Người sử dụng lao động đã được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài mà có thay đổi
nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì phải nộp trực tiếp báo cáo giải trình điều chỉnh, bổ
sung trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến tuyển mới, tuyển thêm hoặc tuyển để thay thế người
lao động nước ngoài với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở
chính theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo việc chấp thuận sử dụng người lao động nước
ngoài tới từng người sử dụng lao động theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình điều chỉnh, bổ
sung nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của người sử dụng lao động.”

Sau đó, thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Điều 12
Nghị 102/2013/NĐ-CP:

Điều 12. Trình tự cấp giấy phép lao động

1. Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm
việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao
động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài có toàn bộ thời gian làm
việc cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động nước ngoài không có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao
động tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động nộp cho
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do.

3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau
khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động
nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam
trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động không được trái
với nội dung ghi trong giấy phép lao động đã được cấp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động
phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết và bản sao giấy phép lao động đã được cấp tới Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

Thứ hai, về việc khi giấy phép lao động hết hạn, người lao động vẫn tiếp tục làm
việc thì về cơ bản là không bị xử lý gì, tuy nhiên, nếu để người lao động nước ngoài làm việc trong
khi giấy phép lao động đã hết hạn, mà không thực hiện thủ tục làm lại giấy phép lao động quá 15
ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn, nếu bị cơ quan quản lý lao động phát hiện với lỗi cố ý
không làm lại giấy phép lao động thì người lao động có thể bị thu hồi giấy phép lao động cũ, và có
thể bị trục xuất.

Nên sau khi hết hạn giấy phép lao động, người sử dụng lao động cần thực hiện thủ tục xin cấp lại
giấy phép lao động như sau:

Điều 15. Trình tự cấp lại giấy phép lao động

“…2. Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định
này:

Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử
dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội đã cấp giấy phép lao động đó.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao
động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy
phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau
khi người lao động nước ngoài được cấp lại giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao
động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động
Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao
động không được trái với nội dung ghi trong giấy phép lao động đã được cấp lại.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động
phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết và bản sao giấy phép lao động đã được cấp lại đến Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp lại giấy phép lao động đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Tư vấn về thủ tục tuyển người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nếu
còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện
đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được tư vấn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây