Trách nhiệm của công ty khi chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, kinh tế?

0
1236

Tôi hiện đang làm chuyên viên cho một Công ty Đầu tư xây dựng BĐS tại TP Hà Nội. Tôi vào làm từ 27/05/2017, sau khi thử việc 2 tháng thì tôi được ký HĐLĐ có kỳ hạn với Công ty từ ngày 27/07/2017 đến 31/12/2018.Ngày hôm qua tôi có nhận được thông báo cho tôi nghỉ việc từ Phòng Nhân sự với lý do Công ty thay đổi cơ cấu và kinh tế.Theo tôi được biết, tại điều 44 Bộ Luật Lao động, khi Công ty cho người LĐ thôi việc vì lý do này thì phải có Phương án giải trình và Phương án tài chí

Luật sư tư vấn về:

Kính gửi V-Law, tôi hiện đang làm chuyên viên cho một Công ty Đầu tư xây dựng BĐS tại TP Hà Nội. Tôi
vào làm từ 27/05/2017, sau khi thử việc 2 tháng thì tôi được ký HĐLĐ có kỳ hạn với Công ty từ ngày
27/07/2017 đến 31/12/2018.Ngày hôm qua tôi có nhận được thông báo cho tôi nghỉ việc từ Phòng Nhân
sự với lý do Công ty thay đổi cơ cấu và kinh tế.Theo tôi được biết, tại điều 44 Bộ Luật Lao động,
khi Công ty cho người LĐ thôi việc vì lý do này thì phải có Phương án giải trình và Phương án tài
chính được Sở LĐ TBXH phê duyệt. Nhưng khi tôi yêu cầu được nhìn thấy Bộ hồ sơ này thì Công ty
không có.Vì vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Nếu Công ty không có những Hồ sơ này thì có thể yêu cầu NLĐ
nghỉ được không? Công ty chỉ cần chịu nộp tiền phạt với Sở LĐ TBXH thôi có được không? Bộ luật LĐ
có điều khoản nào đứng về phía NLĐ hay không ạ?Tôi cảm ơn Luật sư.Trân trọng!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề
nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 44, Luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử
dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế như sau:

“1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm
của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án
sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu
tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được
việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao
động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có
nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương
án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được
việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động
theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định
tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở
và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”

Điều 46, Luật lao động năm 2012 quy định về phương án sử dụng lao
động như sau:

“1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau
đây:

a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng,
người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc
không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương
án.

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia
của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

Như vậy, khi công ty bạn chấm dứt hợp đồng lao động với bạn với ly do
là thay đổi cơ cấu và kinh thế thì công ty phải tiến hành những thủ tục sau:

Trước tiên, công ty bạn phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện
phương án sử dụng lao động và phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở
theo Điều 46 nêu trên.

Công ty không thể giải quyết được việc làm cho bạn mà buộc phải cho
bạn nghỉ việc sau khi đã trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn của công ty và thông báo
trước 30 ngày cho Sở lao động và thương binh xã hội cấp tỉnh nơi công ty bạn đặt trụ sở.

Do đó, nếu công ty không xây dựng phương án sử dụng lao động thì công
ty không thể chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vì ly do thay đổi cơ cấu và kinh tế. Lúc này, quyết
định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty là chấm dứt hợp đồng lao động trái luật theo quy định
của pháp luật (Điều 41, Luật lao động năm 2012). Bạn có thể yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ quy
định tại điều 42, Luật lao động năm 2012 do công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật.

“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao
động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao
động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì
ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp
thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người
lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và
trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi
thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng
lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp
đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại
khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi
thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những
ngày không báo trước.”

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198

để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây