Quy định về thời gian làm việc thực tế của người lao động

0
864

Người sử dụng lao động có thể quy định thời gian làm việc theo giờ, ngày hoặc thời gian làm việc theo tuần. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên. 

Ký hợp đồng lao động
      Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Về thời giờ làm việc bình thường

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

(i) Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

(ii) Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

(iii) Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Theo đó người sử dụng lao động có thể quy định thời gian làm việc theo giờ, ngày hoặc thời gian làm việc theo tuần.

Nếu quy định thời gian làm việc theo ngày thì thời gian làm việc tối đa trong một ngày là 8 giờ; nếu quy định thời gian làm việc theo tuần thì thời gian làm việc tối đa trong một ngày là 10 giờ nhưng đều phải đảm bảo không quá 48 giờ trong 1 tuần.

Về thời giờ làm thêm

Người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ nếu được sự đồng ý của người lao động. Thời gian làm thêm giờ phải đảm theo quy định như sau:

Điều 106. Làm thêm giờ

(i) Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

(iii) Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Được sự đồng ý của người lao động;

Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Như vậy người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao đông không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm.

Nếu công ty quy định làm theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày. Một số công việc mà người sử dụng lao động được yêu cầu người lao động làm thêm trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm trong những trường hợp sau:

(i) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;

(ii) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

(iii) Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.

Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

Về thời giờ nghỉ ngơi

Về thời gian nghỉ trong giờ làm việc được quy định trong Bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc

(i) Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

(iii) Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

(iii) Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.

Theo đó ít nhất một ngày làm việc 8h người lao động phải được nghỉ 30 phút. Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Quy định tiền lương làm thêm giờ

Theo Điều 97 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

(i) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

(ii) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

(iii) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Quy định về giờ làm việc ban đêm

Hiện nay pháp luật cũng quy định về thời giờ việc vào ban đêm cho người lao động do tính chất và đặc thù của mỗi công việc khác nhau thì mỗi doanh nghiệp có quy định thời gian làm việc khác nhau nhưng về thời giờ làm việc vào ban đêm thì sẽ có quy định chung áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi đang làm việc trong khoảng thời gian từ mười giờ tối đến sáu giờ sáng ngày hôm sau theo đúng quy định của pháp luật lao động.

Căn cứ theo điều 105 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Điều 105. Giờ làm việc ban đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

(i) Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

(ii) Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

(iii) Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Việc quy định thời gian làm việc như vậy nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động có đầy đủ sức khỏe nhằm hạn chế các bệnh nghề nghiệp do quá trình lao động gây ra, góp phần thực hiện các chế độ chính sách về pháp luật lao động của các cá nhân, có sử dụng lao động trong các quan hệ lao động và cũng có các chế tài xử lý nghiêm những trường hợp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính tùy theo tính chất mức độ vi phạm của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao đông phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, ổn định và lâu dài, cũng như thúc đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả và chất lượng cao để hội nhập quốc tế.

Thời giờ làm việc bình thường của người lao động theo quy định của pháp luật lao động

Hiện nay, theo quy định của nhà nước nếu trong điều kiện người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì thông thường thời gian làm việc chuẩn của người lao động là tám giờ trong một ngày, không quá bốn mươi tám tiếng trong một tuần để có thể bảo đảm sức khỏe cho người lao động thì hiện nay nước ta đang khuyển khích các doanh nghiệp có sử dụng lao động thực hiện theo chế độ bốn mươi tiếng trong một tuần.

Thời gian làm việc của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Còn đối với thời gian làm việc bình thường của những người lao động năng nhọc độc hại hoặc đặc biệt năng nhọc độc hại nguy hiểm thông thường là không quá sáu tiếng trong một ngày theo danh mục công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành thời gian quy định dựa trên các đặc điểm về các điều kiện lao động trong môi trường khắc nghiệt, dẫn đến nếu làm quá số thời gian này thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động thì sẽ được rút ngắn từ một đến hai tiếng trong một ngày so với người làm việc trong điều kiện bình thường.

Hiện nay đối với người chưa thành niên do chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chưa phát triển về thể chất nên thời gian làm việc đối với đối tượng đặc biệt này không được quá 7 tiếng/ngày hoặc trong tuần không được quá 42 tiếng/tuần.

Ngoài ra, nhà nước cũng rất quan tâm và điều chỉnh về thời giờ làm việc của từng đối tượng khác nhau trong đó có chế độ bảo vệ thai sản dành cho những người lao động nữ đang mang thai và sinh con dưới 12 tháng tuổi để thực hiện thiên chức của người mẹ hoặc đối với những người lao động cao tuổi thì mỗi ngày làm việc sẽ được rút ngắn một tiếng/ngày không được quá 7 tiếng/ngày hoặc trong tuần không được quá 42 tiếng/tuần.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây