Đặc điểm của đào tạo nghề

0
1547

Đào tạo nghề là hoạt động dạy nghề, học nghề nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết để mọi người có thể tự tạo việc làm, kiếm việc làm hoặc có cơ hội nâng cao chất lượng của quá trình lao động và thăng tiến trong nghề nghiệp.

        Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người lao động ở nông thôn được tham gia chương trình đào tạo nghề của Chính phủ ban hành

Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề được lấy từ ngân sách trung ương, địa phương, doanh nghiệp

Trong đó, ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, hoạt động đào tạo; các cá nhân, doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo nghề được hưởng mức thuế ưu đãi theo đúng quy định của pháp luật.

Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

Đây là đặc điểm nổi bật của đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho người lao động nông thôn. Thực trạng phát triển hiện nay của Việt Nam, người lao động chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn và làm ngành nghề nông nghiệp. Phần lớn trong số họ đều sản xuất theo kiểu truyền thống, nặng về kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác, sự thiếu hẳn kiến thức chuyên môn về nông nghiệp đã ảnh hưởng đến hiệu quả làm nông. Một khi người nông dân quen với cách thức canh tác ngàn đời thì rất khó thay đổi, dẫn đến mức sống cũng khó mà thay đổi theo từng năm. Trước tình hình đó, Chính phủ đã xây dựng đề án 1956 nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ở khu vực nông thôn bằng cách dạy nghề cho họ, giảm tỷ hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo người dân tộc thiểu số. Đối với khu vực Tây nguyên, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao, phân chia rải rác ở các dân tộc khác nhau.

Đào tạo nghề hướng tới từng bước xoá bỏ sự cách biệt cứng nhắc

Đào tạo nghề hướng tới từng bước xoá bỏ sự cách biệt cứng nhắc giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị, giữa lao động chân tay và lao động trí óc.

Sự liên kết giữa các bên tham gia ở tất cả các khâu của đào tạo nghề

Từ khâu tuyển sinh đầu vào đến quá trình đào tạo và đầu ra phải có sự phối hợp ăn ý giữa chính quyền – đại diện quản lý nhà nước, doanh nghiệp – đại diện tiếp nhận lao động qua đào tạo nghề, người lao động – đại diện bên hưởng thụ hỗ trợ dự án. Trong đó, chính quyền quản lý đóng vai trò cầu nối trung gian cho nhà tuyển dụng doanh nghiệp và người lao động, thường xuyên điều tra khảo sát nhu cầu lao động của nhà tuyển dụng lao động và thông tin rộng rãi đến các cấp và trực tiếp đến người lao động, đặc biệt người lao động chưa có việc làm hoặc mới nghỉ việc. Tính liên kết trong đào tạo nghề không thể thiếu đối với bất kỳ mô hình đào tạo, từ truyền thống cho đến hiện đại. Trong xã hội ngày càng hiện đại, sự xuất hiện các tổ chức làm nhiệm vụ trung gian là điều tất yếu, chẳng hạn như bộ phận đảm nhiệm chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ cho người dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong các lĩnh vực man sao tre, được gọi là tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ. Chính quyền quản lý hoạt động của tổ chức trên từng phạm vi của lãnh thổ, nhờ vào việc tổ chức dịch vụ nắm được thông tin về kết quả cần chuyển giao của nghiên cứu và nhu cầu của nơi cần sự ứng dụng khoa học và công nghệ nên hiệu quả sẽ tăng lên. Để làm tốt được sự liên kết nêu trên, đại diện mỗi bên tham gia phải tìm tiếng nói chung và bản ký kết trong đó quy định nghĩa vụ, quyền lợi cụ thể khi tham gia vào từng mắt xích của hệ thống.

Từng bước thay đổi những định hướng giá trị nghề nghiệp

Cuối cùng là từng bước thay đổi những định hướng giá trị nghề nghiệp trong đó kết hợp hài hoà giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân và xã hội. Quan niệm của nhiều người là chỉ học nghề khi không đậu cao đẳng/đại học còn rất phổ biến, xem trọng nghề được đào tạo rất ít mà hầu hết cho rằng học nghề cho có bởi vì chỉ có bằng cao đẳng/đại học mới có thể kiếm được việc làm. Hơn nữa, người lao động đăng ký tham gia học nghề do thấy được miễn học phí và được hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại trong thời gian đào tạo mà không nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề theo chủ trương định hướng của chính quyền. Để thay đổi nhận thức là công việc không phải ngày một ngày hai mà mất đến một năm, thậm chí hơn một năm mới hy vọng có sự chuyển biến từ sâu bên trong của người lao động, chỉ khi nào họ nhận thức đúng vai trò của công tác đào tạo nghề thì chất lượng mới có thể thay đổi theo hướng tích cực.

Chuyển dần từ đào tạo nghề một lần sang đào tạo, bồi dưỡng liên tục

Chuyển từ đào tạo kỹ năng sang đào tạo và hình thành năng lực, đặc biệt là các năng lực mềm (tư duy, thích nghi, biến đổi…). Đây là đặc điểm có tính đột phá trong đào tạo nghề, từ việc thay đổi trong suy nghĩ của người lao động đến việc hình thành năng lực tư duy lâu dài, từ việc được ý thức cho đến tự ý thức. Với những thay đổi không ngừng trong quá trình hội nhập và phát triển ở bất kỳ khu vực lao động như hiện nay đã đặt ra cho công tác đào tạo nghề không chỉ đào tạo một lần mà thay vào đó phải xây dựng kế hoạch đào tạo lâu dài đáp ứng được điều kiện thay đổi của thực tế. Hầu hết những cơ sở đào tạo nghề hiện nay mới hướng tới những giá trị đạt chỉ tiêu hiện tại, chưa xác định được định hướng trong phát triển tương lai, điều này đòi hỏi ở người lao động lại càng khó hơn.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây