Ký hợp đồng đào tạo nghề để trốn tránh nghĩa vụ, người sử dụng lao động có bị xử lý?

0
2060

Nếu người sử dụng lao động ký hợp đồng đào tạo nghề để trốn tránh các nghĩa vụ với người lao động thì người sử dụng lao động bị xử lý như thế nào và người lao động phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Hợp đồng đào tạo nghề là gì?

Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau: “1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. 2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Nghề đào tạo; b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo; c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo; d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động; e) Trách nhiệm của người lao động. 3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo”.

Như vậy, hợp đồng đào tạo nghề là một trong những hợp đồng thông dụng hiện nay. Với mục đích đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, trong thời gian thực hiện hợp đồng, người sử dụng lao động có thể tạo điều kiện cho người lao động đi đào tạo, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn của mình.

Ký hợp đồng đào tạo nghề để trốn tránh nghĩa vụ, người sử dụng lao động có bị xử lý?

Với hành vi trên của người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP:

Hành vi bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động có thể bị phạt từ 3.000.000 đến 7.000.000 theo điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP;

Hành vi trả lương không đúng hạn có thể bị phạt với các mức tương ứng tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP;

Hành vi yêu cầu người lao động làm việc quá số giờ theo quy định của pháp luật lao động có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 25.000.000 theo điểm a Khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP;

Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị xử phạt theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Những lưu ý cho người lao động khi người sử dụng lao động ký hợp đồng đào tạo nghề để trốn tránh nghĩa vụ

Thứ nhất, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động thì: “1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này; b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này; c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này; e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Căn cứ theo quy định nêu trên, người lao động không được bố trí đi đào tạo như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Và vì không có hành vi đào tạo trên thực tế thì không có căn cứ để bạn hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây