Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm năm 2021

0
1061

Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH đã quy định cụ thể Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đây chính là cơ sở để người lao động làm các nghề, công việc này được đảm bảo các chế độ bảo hộ lao động và bảo hiểm xã hội. 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Những công việc được xếp vào điều kiện lao động loại IV được coi là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Danh sách này được chia theo từng lĩnh vực như dầu khí, lưu trữ, giao thông vận tải, công nghệ, khai khoáng,…

Dầu khí

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động

1

Bác sỹ, quản trị, phiên dịch, tạp vụ, phục vụ sinh hoạt trên công trình dầu khí vùng sa mạc. Nơi làm việc chịu tác động của môi trường khắc nghiệt.

2

Bác sỹ, quản trị, phiên dịch, tạp vụ, phục vụ sinh hoạt trên trên công trình dầu khí vùng đầm lầy. Nơi làm việc chịu tác động của môi trường khắc nghiệt.

3

Bác sỹ, quản trị, phiên dịch, tạp vụ, phục vụ sinh hoạt trên trên giàn khoan cố định, giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan, tàu chứa dầu trên biển. Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung.

4

Vận hành hệ thống kho chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Công việc nguy hiểm, nguy cơ cháy nổ, ngộ độc, ngạt hóa chất và bỏng lạnh.

5

Vận hành tuốc bin, máy phát điện diezen trên các công trình dầu khí trên bờ. Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, hóa chất.

6

Vận hành hệ thống thiết bị xuất nhập khí tại cầu cảng. Công việc nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất.

7

Vận hành hệ thống thiết bị phân phối khí tại các nhà máy chế biến khí, kho cảng chứa khí, trạm phân phối, trung tâm phân phối khí. Công việc nguy hiểm, chịu ảnh hưởng của hóa chất độc, nguy cơ cháy nổ.

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động

1

Trực tiếp làm hoạt động lưu trữ tại kho, phòng kho lưu trữ, xưởng kỹ thuật bảo quản. Chịu tác động của bụi, hóa chất, nấm mốc, vi sinh vật có hại.

 

Công việc có điều kiện lao động xếp loại V và VI được coi là nghề, công việc đặc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tương tự như trên, danh sách các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cũng được chia theo các lĩnh vực như dầu khí, giao thông vận tải, khoa học – công nghệ, hóa chất, khai khoáng,…

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động

1

Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên sa mạc. Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

2

Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên đầm lầy. Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

3

Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan. Làm việc ngoài trời, trên biển, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

4

Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên sa mạc. Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

5

Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên đầm lầy. Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

6

Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, giàn nhẹ, tàu khoan. Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

 

Giao thông vận tải

STT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động

1

Khai thác viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam. Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn.

2

Kỹ thuật viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam. Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, điện từ trường.

3

Thuyền viên làm việc trên tàu tìm kiếm cứu nạn, trục vớt tài sản chìm đắm, cứu hộ. Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, thời tiết, căng thẳng thần kinh tâm lý.

4

Giám sát viên, điều hành viên hệ thống hành hải tàu thuyền. Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, điện từ trường siêu cao tần.

5

Kỹ thuật viên điều hành hệ thống hành hải tàu thuyền. Căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, thường xuyên làm việc trên tháp radar cao 50m, chịu ảnh hưởng của ồn, điện từ trường siêu cao tần.

Quyền lợi khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường. Cụ thể:

Điều kiện lao động:

Về thời gian làm việc:

Người lao động được đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Căn cứ: Khoản 3 Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019

Về nghỉ hằng năm:

Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương như sau:

(i) 14 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

(ii) 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Trong khi đó, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Quyền lợi riêng của một số đối tượng:

(i) Lao động nữ mang thai: Được giảm bớt 01 giờ làm việc/ngày hoặc chuyển công việc nhẹ hơn.

Tại khoản 2 Điều 137 Bộ Luật lao động năm 2019, lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động thì được chuyển làm việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc/ngày cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

(ii) Lao động cao tuổi: Chỉ được sử dụng lao động cao tuổi khi đảm bảo điều kiện an toàn.

Nội dung này được ghi nhận cụ thể trong khoản 3 Điều 149 Bộ Luật lao động năm 2019:

Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

(iii) Lao động là người khuyết tật: Chỉ được sử dụng người khuyết tật làm công việc này nếu họ đồng ý.

Cụ thể, khoản 2 Điều 160 Bộ Luật lao động năm 2019 nghiêm cấm hành vi sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.

Chế độ hưu trí:

Theo khoản 3 Điều 169 Bộ Luật lao động năm 2019, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Chế độ ốm đau:

Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ với số ngày:

(i) 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm (điều kiện bình thường là 30 ngày);

(ii) 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 – dưới 30 năm (điều kiện bình thường là 40 ngày);

(iii) 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên (điều kiện bình thường là 60 ngày);

Chế độ bệnh nghề nghiệp:

Để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội  năm 2014:

(i) Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

(ii) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh bệnh nghề nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây