Quy định về thời gian nghỉ ngơi khi tăng ca và ca làm việc

0
2702

Thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp vì lợi ích bản thân mà bóc lột sức lao động của công nhân. Sau đây là một số nội dung trong quy định về thời gian nghỉ ngơi khi tăng ca và ca làm việc mà Công ty Luật TNHH Everest lưu ý tới bạn đọc.

Quy định về thời gian nghỉ ngơi khi tăng ca và ca làm việc
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy định về ca làm việc

Người lao động khi làm việc cho các doanh nghiệp thường sẽ không quan tâm tới việc doanh nghiệp quy định ca làm việc của mình có đúng hay không. Trong nhiều trường hợp quyền lợi của người lao động bị xâm phạm nghiêm trọng. Để đi sâu về vấn đề này, trước tiên cần hiểu rõ về khái niệm “ca làm việc”.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP: Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rất rõ về thời giờ làm việc cũng như ca làm việc của người lao động. Cụ thể:

Thời giờ làm việc sẽ do người sử dụng lao động quy định, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động được biết về việc quy định thời giờ lao động.

Trong đó nếu làm việc theo ngày thì thời giờ làm việc bình thường của người lao động không được quá 08 giờ trong 01 ngày. Thêm vào đó là không được quá 48 giờ trong 01 tuần. Trong trường hợp làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không được quá 10 giờ trong 01 ngày và không được quá 48 giờ trong 01 tuần giống như trường hợp làm việc theo ngày.”

Nhà nước luôn khuyến khích người sử dụng lao động quy định thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

Trường hợp nếu người lao động có nhu cầu làm thêm giờ hoặc họ chấp nhận làm thêm giờ khi bên sử dụng lao động yêu cầu thì thời gian của ca làm việc sẽ dài hơn bình thường. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Căn cứ Điều 60 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì chỉ cho phép người sử dụng lao động quy định giờ làm thêm của người lao động không quá 12 giờ/ngày trong đó bao gồm thời gian làm việc bình thường và thời gian làm thêm.

Ngoài ra, đối với việc làm thêm giờ phải đảm bảo không quá 40 giờ/tháng và 200 giờ/năm, ngoại trừ các trường hợp công nhân làm các công việc như sản xuất điện, giày, da, cấp thoát nước,…

Để hiểu thêm, vui lòng xem thêm bài viết: Chế độ nghỉ bù theo Luật lao động

Quy định về thời gian tối đa nghỉ ngơi giữa mỗi ca làm việc

Bộ luật Lao động năm 2019 đã có sự thay đổi so với Bộ luật lao động năm 2012 trong quy định về thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi ca làm việc của người lao động. Cụ thể căn cứ theo Điều 109 của Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 64 của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì thời gian tối đa nghỉ ngơi giữa ca của người lao động được tính như sau:

(i) Trường hợp người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên/ngày, thời gian làm việc vào ban ngày thì thời gian nghỉ giữa ca làm việc của người lao động phải ít nhất 30 phút liên tục.

(ii) Trường hợp người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên/ngày, thời gian làm việc vào ban đêm hoặc có ít nhất 03 giờ làm việc ban đêm thì thời gian nghỉ giữa ca của người lao động phải ít nhất 45 phút liên tục.

Đối với trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa ca làm việc cho người lao động được tính vào giờ làm việc.

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP cũng khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động thương lượng với nhau về thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc mặc dù người lao động không làm việc theo ca làm việc liên tục.

Để hiểu thêm về thời gian nghỉ ngơi của người lao động, xem thêm bài viết

Tổ chức ca làm việc đúng quy định

Quy định này là quy định mới được ghi nhận tạo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Theo đó Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).

Kết hợp với việc cho người lao động nghỉ giữa ca làm việc, doanh nghiệp khi tổ chức làm việc theo ca sẽ phân ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người luân phiên nhau trong cùng một vị trí làm việc trong một ngày. Khi nhóm người này làm việc sẽ là thời gian nghỉ ngơi của nhóm người kia và ngược lại. Việc tổ chức làm việc theo ca vừa giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong công việc, lại vừa đảm bảo sức lao động cho người lao động.

Doanh nghiệp bắt buộc phải bố trí lịch nghỉ làm sao để đảm bảo người lao động phải được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

Ngoài ra, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP còn quy định về việc người sử dụng lao động không được bố trí thời gian nghỉ vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc, nhằm đảm bảo cho người lao động không phải làm trong nhiều giờ liên tục.

Xử phạt doanh nghiệp vi phạm

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vì muốn trục lợi nên đã xảy ra không ít các trường hợp quy định quá về thời gian làm việc cho người lao động, bắt ép người lao động làm việc quá giờ, không cho người lao động được nghỉ giữa ca,…Pháp luật về lao động nhằm đảo bảo quyền lợi, lợi ích cho người lao động đã quy định về chế tài xử phạt khi doanh nghiệp vi phạm, cụ thể tại số Nghị định số 28/2020/NĐ-CP.

Trường hợp bên sử dụng lao động không đảm bảo thời hạn nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca cho người lao động thì sẽ phải chịu phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.

Trường hợp bên sử dụng lao động tổ chức thực hiện thời giờ làm việc bình thường của người lao động quá số giờ làm việc theo quy định thì chịu phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng.

Trường hợp người sử dụng người lao động mà làm thêm giờ quá số giờ theo quy định, mức phạt đối với bên sử dụng lao động sẽ phụ thuộc vào số người lao động bị vi phạm:

(i) Nếu vi phạm từ 01 – 10 lao động, chịu phạt từ 05 – 10 triệu đồng

(ii) Nếu vi phạm từ 11 – 50 lao động, chịu phạt từ 10 – 20 triệu đồng

(iii) Nếu vi phạm 51 – 100 lao động, chịu phạt từ 20 – 40 triệu đồng

(iv) Nếu vi phạm 51 – 100 lao động, chịu phạt từ 20 – 40 triệu đồng

(v) Nếu vi phạm 101 – 300 lao động, chịu phạt từ 20 – 40 triệu đồng

(vi) Nếu vi phạm 301 lao động trở lên, chịu phạt từ 60 – 70 triệu đồng

Trên đây là một số những nội dung cần chú ý trong quy định về về thời gian nghỉ ngơi khi tăng ca và ca làm việc. Bên sử dụng lao động lẫn người lao động cần phải nắm rõ các quy định này để đảm bảo không vi phạm và đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.

Mời các bạn tham khảo thêm các nội dung có liên quan tại: Luật lao động – tư vấn pháp lý

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây