Bị sa thải trái pháp luật, người lao động nên làm gì?

0
568

Không phải cứ mắc lỗi là người lao động bị sa thải ngay và không phải chủ sử dụng lao động muốn sa thải lúc nào cũng được. Vấn đề sa thải người lao động chủ yếu được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động năm 2012 và Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

không có giấy phép
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xử lý kỷ luật sa thải phải đảm bảo “06 đúng”

(i) Đúng các nguyên tắc xử lý kỷ luật (Điều 123 Bộ Luật lao động);

(ii) Đúng hành vi (Điều 126 Bộ Luật lao động, Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP);

(iii) Đúng trình tự, thủ tục (Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP);

(iv) Đúng thẩm quyền xử lý (khoản 4 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP)

(v) Đảm bảo thời hiệu xử lý kỷ luật (Điều 124 Bộ Luật lao động);

(vi) Không vi phạm các trường hợp đặc biệt không được xử lý kỷ luật (khoản 4 Điều 123 Bộ Luật lao động, Điều 29 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP) .

Vi phạm dù chỉ 01 trong các yếu tố này đều được xác định là sa thải trái pháp luật. Do vậy, người lao động khi bị sa thải nên rà soát lại toàn bộ quá trình sa thải để xác nhận việc sa thải đã đúng quy định hay chưa.

Nếu phát hiện việc sa thải trái pháp luật

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động cần khắc phục vi phạm. Trường hợp không thể khắc phục, người sử dụng lao động cần hủy quyết định sa thải để làm lại hoặc hủy và xin lỗi cũng như bồi thường cho người lao động (nếu có thiệt hại).

Về phía người lao động, nếu như người lao động cảm thấy bị sa thải một cách vô lý và thấy rằng việc sa thải là trái với quy định pháp luật, thì người lao động có thể:

(i) Khiếu nại với người sử dụng lao động, đề nghị hủy quyết định sa thải.

(ii) Nếu cách trên vẫn không giải quyết được, người lao động có thể nộp đơn lên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây không phải là bước bắt buộc, pháp luật không quy định nhưng là bước nên làm, mục đích để thông báo cho cơ quan quản lý biết về vụ việc, từ đó có tác động nhất định đến người sử dụng lao động. Đơn nộp là đơn khiếu nại hoặc đơn đề nghị.

(iii) Khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi có trụ sở của người sử dụng lao động.

(iv) Tố cáo ra cơ quan công an theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.

Với hành vi sa thải trái pháp luật đối với người lao động, tùy từng trường hợp, người vi phạm có thể bị thì bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, thậm chí là phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây