Thủ tục đăng ký nội quy lao động theo quy định mới nhất

0
1202

Doanh nghiệp nào bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động? Thủ tục đăng ký nội quy lao động được quy định như thế nào? Những điều cần lưu ý khi tiến hành đăng kýsửa đổi nội quy lao động của doanh nghiệp năm 2021? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc trên giúp bạn đọc được nắm rõ.

Hiệu lực của nội quy
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi, Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động hay không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2019Khoản 1 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải ban hành nội quy lao động phải bằng văn bản, đồng thời, phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.

Do đó, trong trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động thì doanh nghiệp không bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động nhưng bắt buộc phải thỏa thuận về kỷ luật lao động cũng như trách nhiệm về vật chất trong hợp đồng lao động.

Để biết thêm chi tiết về việc đăng ký nội quy lao động, vui lòng xem thêm bài viếtKhông đăng ký nội quy lao động bị xử phạt thế nào?

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nội quy lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 119, Điều 120 Bộ luật Lao động năm 2019, Quyết định số 338/QĐ-LĐTBXH, thủ tục  đăng ký nội quy lao động sẽ trải qua các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Phụ lục hợp đồng lao động
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động sẽ bao gồm: văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động; nội quy lao động; văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp cho cơ quan chuyên môn về lao động nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh (Sở Lao động Thương Binh và Xã hội) hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp huyện (Phòng Lao động Thương Binh và Xã hội) nếu được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh ủy quyền.

Theo đó, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh ủy quyền) theo một trong các phương thức sau:

(i) Nộp hồ sơ qua cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến

(ii) Nộp hồ sơ trực tiếp

(iii) Nộp hồ sơ qua đường bưu điện 

Bước 3: Nhận kết quả

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu phát hiện nội quy lao động có quy định trái pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp huyện (được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh ủy quyền thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại nội quy lao động.

Một số lưu ý khi đăng ký nội quy lao động

Khi đăng ký nội quy lao động, người sử dụng lao động cần lưu ý một số vấn đề sau để viêc đăng ký không trái quy định pháp luật, không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Cụ thể:

(i) Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan.

(ii) Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.

(iii) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

(iv) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

(v) Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

(vi) Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

(vii) Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. 

Để biết thêm chi tiết, vui lòng xem thêm bài viếtDịch vụ soạn thảo và đăng ký nội quy lao động của Công ty Luật TNHH Everest

Khi sửa đổi nội quy đăng ký lao động có phải đăng ký mới hay không?

Với hàng loạt quy định mới tại Bộ luật Lao động năm 2019, có rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động sẽ phải tiến hành sửa đổi nội quy lao động của mình để phù hợp với quy định của pháp luật. 

Hiện nay, tại Khoản 3 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ chỉ quy định rằng: Trước khi sửa đổi nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP mà không có đề cập đến việc phải đăng ký lại nội quy lao động khi sửa đổi. Do đó, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký lại nội quy lao động khi sửa đổi, bổ sung.

Tuy nhiên, người sử dụng lao động vẫn cần đảm bảo nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan (theo Khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2019).

Để biết thêm chi tiết, vui lòng xem thêm bài viếtCó phải đăng ký lại nội quy lao động theo Bộ luật Lao động mới không? 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây