Phạt tiền doanh nghiệp nếu không cho người lao động nghỉ ngơi

0
627

Muốn đảm bảo năng suất lao động thì người lao động cần phải được nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng người sử dụng lao động cố tình gây khó khăn, cắt giờ nghỉ của người lao động không phải hiếm. Vậy pháp luật có xử phạt hành vi này hay không?

        Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Những trường hợp người lao động được nghỉ ngơi theo pháp luật

Theo quy định của bộ luật lao động, người lao động sẽ được nghỉ trong những trường hợp sau: Nghỉ trong giờ làm việc; Nghỉ chuyển ca; Nghỉ hằng tuần; Nghỉ hằng năm; Nghỉ lễ; Nghỉ việc riêng; Nghỉ không hưởng lương.

Đây là quyền lợi của người lao động mà người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải tuân thủ và chấp hành. Nếu người sử dụng lao động cố tình vi phạm (cắt giờ nghỉ, ép lao động,…) thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Xử phạt hành vi vi phạm

Người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị xử phạt theo điều 14 nghị định số 95/2013/NĐ-CP:

Điều 14. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

(i) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;

Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;

Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Mức phạt tối đa có thể lên đến 50 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động đến 3 tháng. Nghe thì có vẻ nặng, nhưng thực chất đối với nhiều chủ lao động thì mức phạt này chỉ như “muối bỏ bể”, chưa có tính răn đe. Bởi lợi nhuận mà chủ lao động đạt được khi bắt người lao động làm quá giờ vượt quá mức xử phạt, nên họ sẵn sàng vi phạm. Pháp luật cần có các chế tài nghiêm khắc hơn để chấm dứt tình trạng này.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây