Người giúp việc có được tự ý nghỉ việc không?

0
735

Người giúp việc, hay được gọi bằng cái tên quen thuộc đầy mến yêu là “Oshin”, ngày càng trở thành một thành viên không thể thay thế trong gia đình. Thậm chí, ở nhiều gia đình chủ nhà còn phải tìm mọi cách để giữ chân Oshin.

không có giấy phép
     Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người giúp việc là một nghề đặc biệt, có những quy định pháp luật riêng điều chỉnh. Nếu trong quá trình làm việc xảy ra vấn đề thì người giúp việc có thể tự ý nghỉ việc không?

Nghĩa vụ phải báo trước khi muốn nghỉ việc

Người giúp việc hoàn toàn có thể tự nghỉ việc, nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định và phải báo trước cho chủ nhà (theo điều 11 nghị định số 27/2014/NĐ-CP). Cụ thể thời gian báo trước trong từng trường hợp như sau:

(i) Báo trước 15 ngày: Đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do

(ii) Báo trước 3 ngày: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc theo hợp đồng lao động; Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng kỳ hạn theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; Không được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh theo hợp đồng lao động; Bị ốm đau, tai nạn không thể tiếp tục làm việc.

(iii) Không cần báo trước: Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động; Khi phát hiện thấy điều kiện làm việc có khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe của bản thân, đã báo cho người sử dụng lao động biết mà chưa được khắc phục; Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. Người giúp việc hoàn toàn có thể tự ý nghỉ việc, miễn là tuân thủ đúng nghĩa vụ báo trước.

Xử phạt nếu nghỉ việc không báo trước

Tuy nhiên, nếu không báo trước thì người giúp việc sẽ bị phạt. Theo điều 9 Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH thì người giúp việc sẽ phải chịu phạt theo 4 hình thức:

(i) Không được trợ cấp thôi việc

(ii) Bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

(iii) Cứ mỗi ngày không báo trước thì sẽ phải bồi thường 1 ngày lương theo hợp đồng lao động.

(iv) Phải hoàn trả chi phí hỗ trợ học nghề, học văn hóa (nếu có) cho chủ nhà, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.

Có thể thấy pháp luật khá ưu ái cho người giúp việc. Âu cũng là dễ hiểu vì đây là công việc đặc thù, vất vả, dễ bị xâm phạm quyền lợi.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây