Phân tích cơ chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam

0
1312

Ở Việt Nam, cơ chế ba bên chỉ mới phát triển trong những năm gần đây. Vậy, cơ chế ba bên là gì? Có đặc trưng và vai trò như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

       Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Cơ chế ba bên là gì?

Cơ chế ba bên là một cơ chế có hệ thống chủ thể đặc biệt, gồm người lao động – nhà nước – người sử dụng lao động. Hệ thống chủ thể này phản ánh một mối quan hệ xã hội rất phức tạp, trong đó, mặc dù có mối quan tâm chung là quan hệ lao động nhưng mỗi chủ thể đều có một loại lợi ích riêng.

Đặc trưng của cơ chế ba bên

Mặc dù cơ chế ba bên có thể hình thành ở những cấp độ khác nhau nhưng chức năng duy trì, phát triển, bảo đảm hài hòa hóa mối quan hệ lao động của nó không hề thay đổi. Đó cũng chính là điều khẳng định tính tích cực của sự tham gia của các chủ thể nói trên vào cơ chế ba bên, một cơ chế xã hội đặc biệt trong lĩnh vực lao động.

Về nhiệm vụ, như đã đề cập, cơ chế ba bên được hình thành nhằm đáp ứng những yêu cầu có tính bức xúc của quá trình lao động xã hội. Các nhiệm vụ của cơ chế ba bên thường được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước. Tuỳ theo loại hình thể hiện mà các cơ cấu của cơ chế ba bên có nhiệm vụ tương thích. Chẳng hạn: Nhiệm vụ của hội đồng lương quốc gia chắc chắn sẽ có nhiệm vụ khác so với hội đồng lương cấp vùng hoặc cấp tỉnh. Và tương tự như vậy, một hội đồng ba bên về “hoà bình công nghiệp” (Industrial Peace) sẽ có nhiệm vụ đặc thù khi so sánh với một cơ cấu thực thi chức năng tài phán trong lao động.

Tuy nhiên, điểm chung của cơ chế ba bên là ở chỗ nó đều có khả năng giải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài trong lĩnh vực lao động, như: Định hướng chính sách lao động; Cùng thảo luận để thống nhất quan điểm xây dựng pháp luật về việc làm, tiền lương, các điều kiện lao động; Tổ chức giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực lao động, đặc biệt là các tranh chấp lao động và đình công…

Vai trò của cơ chế ba bên

Cơ chế ba bên góp phần vào quá trình toàn cầu hóa mối quan hệ lao động và hợp tác quốc tế về lao động: Việc quy định vào pháp luật, áp dụng cơ chế ba bên trong thực tiễn lao động là một trong những tiêu chuẩn về sự tuân thủ pháp luật lao động quốc tế, giúp cải thiện vị trí, vai trò, hình ảnh của Việt Nam trong tổ chức lao động quốc tế (ILO).

Cơ chế ba bên góp phần vào việc kiềm chế, giải quyết các xung đột trong lao động: Một trong những con đường tốt nhất để kiềm chế xung đột, kiềm chế hậu quả bất lợi, đó là tăng cường sự đối thoại xã hội thông qua cơ chế ba bên, sử dụng cơ chế này để giải quyết các xung đột trong lao động. Sự chia sẻ giữa các bên trong quan hệ lao động và nhà nước đối với những khó khăn, những bế tắc trong quá trình duy trì vận động của quan hệ lao động, trong quá trình giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi ở những cấp độ khác nhau sẽ tạo nên cơ hội tốt cho việc làm trong lành các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ giai cấp giữa chủ và thợ nhằm tạo ra sự ổn định cho trình phát triển xã hội.

Cơ chế ba bên góp phần tăng cường khả năng đối thoại xã hội (social dialogues) trong lao động: Đối thoại xã hội là một trong những vẩn đề có tính ưu tiên hàng đầu mà Tổ chức lao động quốc tế theo đuổi. Nó được thê hiện qua việc Tổ chức lao động quốc tế đã cho ra đời các quy phạm quan trọng về cơ chế ba bên. Đó cũng là vấn đề mà Tổ chức lao động quốc tế luôn luôn khuyến cáo các chính phủ của các nước thành viên cần chú trọng trong quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách lao động xã hội.

Cơ chế ba bên góp phần tăng cường hiệu quả của quản lí lao động: Nhà nước luôn luôn quan tâm tới sự an toàn của các quan hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ lao động. Theo quan điểm chung, trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước ngày một tăng lên, nhưng sự can thiệp trực tiếp của nhà nước thì ngày càng có xu hướng giảm đi.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây