Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

0
1869

 

Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích. Bài tập học kỳ môn Luật Lao động 9 điểm.
 


ĐỀ BÀI:

1. Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh
chấp lao động tập thể về lợi ích.
2. Công ty X đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là công ty liên doanh 100% vốn đầu tư nước
ngoài. Ngày 2/3/1998, công ty ký hợp đồng cung ứng lao động với công ty vệ sỹ H thuê 5 nhân viên
bảo vệ, mức lương 2 triệu/người/tháng. Tiền này sẽ được chuyển cho công ty H để công ty H để công
ty H tự thanh toán với nhân viên và đóng góp bảo hiểm xã hội cho họ. Sau khi hết hạn hợp đồng cung
ứng lao động với công ty H (ngày 2/1/2001), công ty X đề nghị ký hợp đồng lao động trực tiếp với 5
nhân viên bảo vệ và họ đã đồng ý.

Ngày 2/2/2001, công ty X ký hợp đồng
lao động với 5 nhân viên bảo vệ. Các điều khoản trong hợp đồng về quyền và nghĩa vụ của nhân viên
bảo vệ được giữ nguyên (bao gồm tiền lương 2 triệu/tháng và việc đóng BHXH do người lao động tự
lo). Về thời hạn của hợp đồng lao động, 2 bên thỏa thuận sẽ theo yêu cầu thực tế của công ty
X.

Ngày 3/4/2009, 5 nhân viên bảo vệ
nói trên đồng loạt có đơn yêu cầu công ty nâng lương cho họ lên 3 triệu/tháng và thanh toán cho họ
tiền bảo hiểm xã hội từ ngày họ vào làm việc cho công ty X (ngày 2/3/2001) đến ngày làm đơn
(3/4/2009) với mức tiền bảo hiểm xã hội là 17% tiền lương tháng.

Hỏi:
a/ Việc công ty ký HĐLĐ với 5 nhân viên bảo vệ với nội dung như trên là đúng hay sai? Tại
sao?

b/ Những yêu cầu của 5 nhân viên bảo vệ là đúng hay
sai? Công ty phải giải quyết những yêu cầu đó như thế nào theo quy định của pháp
luật?

c/ Nếu công ty muốn chấm dứt HĐLĐ với 5 nhân viên
bảo vệ vào ngày 1/5/2009 thì có được không? Tại sao?

d/ Giả định công ty ban hành quyết định chấm dứt
HĐLĐ với 5 lao động trên vào ngày 1/5/2009 thì những người lao động có thể gửi đơn yêu cầu đến
những cơ quan nào để bảo vệ quyền và lợi ích của họ?

A. Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết
tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

I. Khái quát chung về tranh chấp lao
động  tập thể về lợi ích

1. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể về
lợi ích

Theo khoản 3 Điều 157 BLLĐ thì tranh chấp lao động
tập thể về lợi ích được hiểu như sau: Là tranh chấp về việc tập thể người lao động yêu cầu xác lập
các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội
quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế thoả thuận hợp
pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao
động.

2. Đặc điểm của tranh chấp lao động tập thể
về lợi ích

Tranh chấp lao động (sau đây xin viết TCLĐ) tập thể
về lợi ích có những đặc điểm riêng, giúp ta phân biệt nó với các tranh chấp khác, bao
gồm:

–       TCLĐ luôn phát
sinh tồn tại gắn liền với quan hệ lao động, là tranh chấp đòi hỏi quyền lợi về lợi ích của tập thể
người lao động và đối với người sử dụng lao động.

–       TCLĐ là loại
tranh chấp mà quy mô và mức độ tham gia của các chủ thể lớn: Tranh chấp xảy ra giữa tập thể người
lao động và người sử dụng lao động trong phạm vi toàn doanh nghiệp thì lúc đó TCLĐ sẽ có tác động
xấu đến sự ổn định của quan hệ lao động, đến sản xuất và trật tự an toàn xã hội.

 

1900.6198

Lưu ý: Thư mục bài tập luật là thư mục đăng tải các
bài viết, quan điểm pháp lý của sinh viên luật đang còn trên ghế nhà trường. Các quan điểm pháp lý
nêu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu – học
tập về pháp luật trên ghế nhà trường. Đề nghị quý khách hàng không coi đây là ý kiến chính thức của
các Luật sư để giải quyết vấn đề trên thực tế!

Để được các Luật sự tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng
liên hệ Hotline: 1900.6198 để được tư vấn – hỗ trợ nhanh nhất! 

Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số thông tin về các dịch
vụ luật sư của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây