Giải quyết tranh chấp lao động về vấn đề nghỉ việc và đóng BHXH

0
1187

Giải quyết tranh chấp lao động về vấn đề nghỉ việc và đóng BHXH

Tóm tắt câu hỏi:

E hiện tại là lái xe của 1 công ty taxi, e vào công ty từ cuối tháng 12/2015 lúc mới vào công ty có giữ của e bộ hồ sơ gốc bằng lái xe b2 và tiền quỹ 3triệu. Sau nhiều lần ý kiến thì đến tháng 8 năm 2016 thì công ty kí hợp đồng lao động với e nhưng không cho e giữ hợp đồng lao động. Đến ngày 12/1/2017 công ty trả lương chậm vì bình thường công ty trả lương ngày 10 hàng tháng,

E có nói chuyện với 1 số tài xế khác là nợ doanh thu 100 nghìn thì bị
phạt mà lương thì không trả, sau đó e có cải nhau với 1 nhân viên lái xe khác(nhân viên này cặp bồ
với giám đốc) về vấn đề cá nhân, 5 phút sau giám đốc gọi e nói là bị cắt ca vận doanh vì lí do xúc
phạm công ty, ngay 16/1/2017 giám đốc có gọi e lên nói chuyện nhưng không có ý định cho e chạy xe
lại và nói là chưa biết khi nào giải quyết. Đến ngày 13/2/2017 công ty không có thông báo gì về
việc làm của e nên e viết đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động nhưng đến nay công ty chưa có quyết
định cho nghỉ việc. Vậy thưa a qua câu sự việc trên a tư vấn dùm e ai sai và sai như thế nào trong
trường hợp trên. Đối với việc không ra quyết định cho nghỉ việc e phải làm thế nào? Về mức đóng bảo
hiểm trong những ngày e nghỉ việc tính ra sao?  Chân thành cảm ơn a.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến
V-law, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc về giữ bản chính và thu tiền của NLĐ

Bộ luật lao động 2012 quy định: Điều 20. Những hành vi người sử dụng
lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người
lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng
tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Căn cứ theo quy định trên, việc công ty giữ bản chính giấy tờ của a/c
và yêu cầu nộp một khoản tiền để đảm bảo thực hiện hợp đồng là hành vi trái quy định của pháp
luật.

Thứ hai, về việc công ty tạm ngừng việc của a/c và
các quyền lợi khác.

Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

“1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của
người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp
tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ
được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường
hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động
được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải
nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao
động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì
được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.”

Trường hợp a/c có dấu hiệu vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của
nội quy công ty, thì công ty có thể tạm đình chỉnh công việc của a/c trong thời hạn nhất định.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ, a/c vẫn được công ty thanh toán 50% tiền lương, BHXH, BHYT,BHTN.
Nếu công ty không ra quyết định tạm đình chỉ công việc mà cho a/c ngừng việc thì phải trả tiền
lương ngừng việc theo quy định tại điều 98 BLLĐ 2012 ( do các bên thỏa thuận không thấp hơn lương
tối thiểu vùng).

Tuy nhiên, a/c đã tự nguyện viết đơn xin chấm dứt
HĐLĐ nếu công ty đồng ý thì đây là trường hợp thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ. Nên quan hệ lao động sẽ
chấm dứt theo thỏa thuận này. Công ty có trách nhiệm trả đầy đủ tiền lương tương ứng với số ngày
công thực tế và các chế độ khác theo quy định cho a/c trong thời hạn từ 7 đến 30 ngày.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc,
chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng
tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6198 )

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây