Phân loại đối thoại xã hội trong quan hệ lao động

0
1294

Theo pháp luật quốc tế và các quốc gia, có nhiều cách phân loại đối thoại xã hội trong quan hệ lao động. 

Phụ lục hợp đồng lao động
    Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Căn cứ vào hình thức đối thoại xã hội, có các hình thức như: trao đổi và chia sẻ thông tin; tham vấn; thương lượng tập thể. Căn cứ vào chủ thể thực hiện đối thoại xã hội, có các loại: đối thoại xã hội hai bên, đối thoại xã hội ba bên và đối thoại xã hội ba bên cộng. Căn cứ vào các cấp đối thoại xã hội, có các loại: đối thoại cấp doanh nghiệp và đối thoại các cấp ngoài doanh nghiệp. Căn cứ vào tính chất của đối thoại xã hội, có các loại: đối thoại xã hội bắt buộc và đối thoại xã hội tự nguyện;…

Ở Việt Nam, đối thoại tại nơi làm việc được phân loại dựa vào các căn cứ sau đây:

Căn cứ vào chủ thể thực hiện đối thoại

Căn cứ vào chủ thể thực hiện đối thoại tại nơi làm việc, có thể chia đối thoại tại nơi làm việc thành hai loại: Đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động và đối thoại giữa tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động.

Đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động

Đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động thông thường xuất phát từ quá trình thực hiện quan hệ lao động cá nhân mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng lao động. Theo đó, các vấn đề đối thoại thông thường liên quan quyền và lợi ích cá nhân người lao động như: công việc phải làm, địa điểm làm việc, tiền lương, thời giờ làm việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế… hoặc những vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Khi được trao đổi, các bên sẽ tìm ra phương án giải quyết tốt nhất, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích, nghĩa vụ các bên trong hợp đồng lao động hoặc các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, từ đó giúp cho quan hệ lao động được duy trì, ổn định.

Đối thoại giữa tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động

Tổ chức đại diện người lao động có thể là tổ chức công đoàn hoặc có thể là tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Đối thoại giữa tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động thông thường liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của nhiều người lao động được thoả thuận trong thoả ước lao động tập thể, các thoả thuận khác hoặc đã được người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động, quy chế của đơn vị. Bởi vậy, khi các thông tin được cung cấp và trao đổi trực tiếp, các bên sẽ đưa ra cách giải quyết kịp thời, đáp ứng nhu cầu của các bên nhất là bên người lao động, tránh được những ảnh hưởng không cần thiết đến tiến độ công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Và đặc biệt, tránh được những bất đồng dẫn đến tranh chấp lao động, đình công làm thiệt hại đến lợi ích của cả hai bên.

Căn cứ vào cách thức tiến hành đối thoại

Dựa vào căn cứ này, có thể chia đối thoại tại noi làm việc thành ba loại: Đối thoại định kì; đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên; và đối thoại theo vụ việc.

Đối thoại định kì

Đối thoại định kì là đối thoại bắt buộc phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Theo quy định, đối thoại định kì do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, được thực hiện ít nhất 01 năm một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung mà pháp luật quy định hoặc những vấn đề mà các bên đã thoả thuận hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện quan hệ lao động tại nơi làm việc.

Đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên

Đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được thực hiện khi một hoặc các bên, người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động hoặc/và người sử dụng lao động có yêu cầu đối thoại. Trong thời hạn quy định, khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để tổ chức đối thoại.

Đối thoại theo vụ việc

Đối thoại theo vụ việc được thực hiện khi trong đơn vị sử dụng lao động xảy ra vụ việc liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích các bên mà các bên phải giải quyết. Ví dụ việc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động; việc xây dựng phương án sử dụng lao động khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ; việc xây dựng quy chế thưởng; việc tạm đình chỉ công việc của người lao động ;… Những việc này nếu không được giải quyết thống nhất, kịp thời sẽ dễ dẫn đến bất đồng, tranh chấp. Bởi vậy, nếu xảy ra các vụ việc này, các bên bắt buộc phải tiến hành đối thoại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây