Những quyền lợi khi nghỉ phép đi du lịch mà chưa lĩnh lương

0
690

Nghỉ phép hàng năm là quyền lợi của người lao động, nhưng có những trường hợp người lao động muốn nghỉ phép để về quê, đi chơi, đi du lịch… mà chưa đến ngày nhận lương. Thấu hiểu điều này, Bộ luật Lao động quy định về việc người lao động được tạm ứng lương.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nghỉ phép hàng năm được tạm ứng lương

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 hiện hành, người lao động có ít nhất 12 ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương, nếu đã làm việc cho một người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

Đáng chú ý, Bộ luật này cũng chỉ rõ: “Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ” (khoản 1 Điều 113).

Như vậy, hiện nay người lao động nghỉ phép hàng năm để đi chơi, đi du lịch, về quê… hay giải quyết các nhu cầu cá nhân khác sẽ được ứng trước một khoản tiền lương bằng ít nhất lương của những ngày nghỉ. Đây là một quyền lợi khá thiết thực với người lao động nhưng ít ai biết.

Ví dụ: Chị A có mức lương 10 triệu đồng/tháng (với 22 ngày công), mức lương mỗi ngày của chị là 454.000 đồng. Khi chị nghỉ 05 ngày phép để đi du lịch, chị được ứng ít nhất:454.000 đồng x 3 = 2.270.000 đồng.

Đặc biệt, tại Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), quyền lợi nêu trên tiếp tục được ghi nhận. Khoản 5 Điều 115 của Bộ luật mới quy định: “Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ”.

2 trường hợp được thanh toán tiền tàu, xe khi nghỉ phép

Khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định 02 trường hợp người lao động được thanh toán tiền tàu, xe khi nghỉ phép, gồm:

(i) Người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

(ii) Người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi.

Trong 02 trường hợp nêu trên, người lao động được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.

Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người lao động làm việc xa quê, phải mất nhiều thời gian đi lại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây