Nên làm gì khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội?

0
601

Hiện tượng Doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội là một hành vi không còn hiếm. Vì âu rằng, khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu không phải đóng thì doanh nghiệp cũng không phải chi một khoản quá lớn. Rõ ràng hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều người lao động bị xâm phạm quyền lợi nhưng chẳng biết phải làm thế nào. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Hiệu lực của nội quy
      Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nên làm gì khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội?

Khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 khẳng định, người lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Chính vì vậy, khi phát hiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho mình, người lao động nên thực hiện theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty

Đây là những người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Trong vòng 180 ngày, kể từ ngày biết được công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho mình, người lao động yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho mình để xem xét lại hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội (khoản 1 Điều 7 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP).

Bước 2: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Trong 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu giải quyết, nếu công ty vẫn không đóng hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính.

(Điều 20 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP)

Bước 3: Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc)

Yêu cầu tranh chấp về bảo hiểm xã hội bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết.Tuy nhiên, nó vẫn là một thủ tục đáng được người lao động xem xét.Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra công ty không đóng bảo hiểm xã hội, người lao động được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp.

Bước 4: Khởi kiện đến Tòa án nhân dân

Người lao động khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi:

(i) Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại;
(ii) Hoà giải không thành;
(iii) Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải;
(iv) Công ty vẫn không đóng.
(Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây