Những điều cần biết về bảo hiểm tai nạn lao động

0
1051

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Khi xảy ra tai nạn lao động, nếu người lao động được tham gia đầy đủ bảo hiểm tai nạn lao động thì sẽ được đơn vị bảo hiểm bồi thường, hỗ trợ các khoản chi phí liên quan.

Luật gia Nguyễn Thị Mai – Công ty Luật TNHH Everest, tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Bảo hiểm tai nạn lao động là gì ?

Bảo hiểm tai nạn người lao động là gói bảo hiểm nhằm chi trả và bồi thường cho người lao động bị thương tật, tai nạn trong quá trình lao động và gói bảo hiểm này nhằm trợ cấp y tế, thay thế tiền lương để người lao động có thể đảm bảo an toàn cho bản thân họ và để họ không yêu cầu khởi kiện người sử dụng lao động về những tai nạn, sự việc sơ xuất trong quá trình lao động.

Một trong những chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động là: “Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động“.

Đối tượng tham gia bảo hiểm lao động?

Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm lao động theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động làm việc không theo Hợp đồng lao động thì được tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện.

Cụ thể: Căn cứ Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, những người thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc bao gồm:

i) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

ii) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

iii) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

iv) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

v) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;

vi) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

 Người sử dụng lao động thuộc tham gia bảo BHXH bắt buộc gồm:

i) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
ii) Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định mới nhất ?

Theo quy định tại Điều 44 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016) thì hằng tháng, người sử dụng lao động đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại Điều 43 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

i) Từ ngày 01/6/2017, người sử dụng lao động hằng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.

Theo quy định mới tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, từ ngày 15/07/2020, mức đóng của người sử dụng lao động vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có sự thay đổi. Cụ thể như sau:

ii)Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;

iii) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:

Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;

Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

iv) Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng tương ứng theo điều kiện từng trường hợp quy định trên; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

viii) Người sử dụng lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí hằng tháng

Bảo hiểm tai nạn lao động chi trả những khoản nào?

Căn cứ Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, bảo hiểm tai nạn lao động chi trả những khoản chi phí sau:

i) Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

ii) Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.

iii) Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

iv) Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

v)Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

vi) Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.

vii) Chi phí quản lý , bệnh nghề nghiệp

viii) Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp , bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

Để biết thêm thông tin quý độc giả vui lòng xem thêm :

Trợ cấp dành cho người bị tai nạn lao động

Bị tai nạn lao động trong thời gian thử việc

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây