Các doanh nghiệp có được đóng Bảo hiểm xã hội theo mức lương thấp hơn Hợp đồng lao động?

0
602

Mức đóng Bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hưởng các chế độ của người lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí,… Vậy doanh nghiệp có được đóng Bảo hiểm xã hội theo mức lương thấp hơn mức thỏa thuận trong hợp đồng lao động không?

Hiệu lực của nội quy
    Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Lương đóng Bảo hiểm xã hội bao gồm những khoản nào?

Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội đã hướng dẫn về tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội như sau:

” Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.”

Trong đó, các khoản phụ cấp lương tính đóng Bảo hiểm xã hội đã được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH; còn các khoản bổ sung khác được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động bao gồm các khoản sau:

(i) Mức lương theo công việc hoặc chức danh;

(ii) Phụ cấp chức vụ, chức danh;

(iii) Phụ cấp trách nhiệm;

(iv) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

(v) Phụ cấp thâm niên;

(vi) Phụ cấp khu vực;

(vii) Phụ cấp lưu động;

(viii) Phụ cấp thu hút;

(ix) Các phụ cấp khác có tính chất tương tự;

(x) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản tiền trên phải được ghi nhận trong hợp đồng lao động để làm căn cứ tính đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Doanh nghiệp có được đóng Bảo hiểm xã hội theo mức thấp hơn lương hợp đồng?

Khi người lao động thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng Bảo hiểm xã hội cho người đó. Mức đóng của người sử dụng lao động được tính theo những tỷ lệ nhất định trên cơ sở tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động.

Trong khi đó, mức lương đóng Bảo hiểm xã hội là tổng các khoản tiền lương theo công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung được ghi nhận cụ thể tại hợp đồng lao động. Do vậy, doanh nghiệp sẽ phải căn cứ vào các khoản đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động để đóng tiền vào quỹ Bảo hiểm xã hội theo các tỷ lệ sau:

(Căn cứ: Quyết định số 595/QĐ-BHXH)

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm tự nguyên

Bảo hiểm y tế

Hưu trí – tử tuất

Ốm đau – thai sản

Tai nạn lao động- Bệnh nghề nghiệp

14%

3%

0,5% hoặc 0,3%

1%

3%

21.5% (hoặc 21.3%)

Trong đó:

Doanh nghiệp có văn bản đề nghị đóng vào quỹ Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (theo điểm b khoản 1 Điều 4, Điều 5 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP) thì được đóng với mức 0,3%. Nếu không có văn bản đề nghị thì phải đóng 0,5%.

Tuy nhiên Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng đặt ra giới hạn của tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội là không quá 20 tháng lương cơ sở tại khoản 3 Điều 89. Như vậy, mức lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội tối đa của người lao động là 20 tháng lương cơ sở (hiện nay tương đương 29,8 triệu đồng).

Đồng nghĩa với đó, trường hợp các bên thỏa thuận về khoản tiền lương trong hợp đồng lao động cao hơn mức 29,8 triệu đồng thì mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội cũng chỉ là 29,8 triệu đồng. Như vậy, nếu doanh nghiệp ký hợp đồng lao động trả cho người lao động đến 40, 50 triệu nhưng cũng chỉ phải đóng theo tỷ lệ của mức 29,8 triệu đồng.

Từ những phân tích trên, có thể thấy, doanh nghiệp phải đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động theo các khoản liên quan đến tiền lương được ghi nhận trong hợp đồng lao động và chỉ được đóng theo mức thấp hơn nếu các khoản tiền này vượt quá 20 lần mức lương cơ sở.

Đóng Bảo hiểm xã hội theo mức thấp hơn hợp đồng, doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu?

Hiện nay, nhằm giảm thiểu mức đóng Bảo hiểm xã hội mà nhiều doanh nghiệp chỉ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức thấp hơn hợp đồng, thậm chí chỉ đóng Bảo hiểm xã hội theo mức tối thiểu.

Đây bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu thực hiện, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP như sau:

” Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;”

Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo tỷ lệ % tương ứng với tổng số tiền phải đóng tại thời điểm bị lập biên bản vi phạm hành chính.

Đồng thời, theo điểm a khoản 7 Điều này, doanh nghiệp còn buộc phải truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng theo đúng quy định.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây