Phân tích yếu tố chủ thể khi giao kết hợp đồng lao động

0
739

Hợp đồng lao động được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận giữa người lao động và nguời sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Bài viết phân tích yếu tố chủ thể (người lao động và người sử dụng lao động) khi ký kết hợp đồng lao động, cụ thể:

Hiệu lực của nội quy
     Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Về phía người lao động

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Nhóm lao động đã thành niên

Ở nhóm lao động này, người lao động tự mình giao kết hợp đồng lao động phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân mà không bị hạn chế nhiều về phạm vi công việc. Khi giao kết hợp đồng lao động, nhóm người lao động này tự chủ và tự chịu trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện hợp đồng.

Nhóm lao động chưa thành niên từ 15 đến dưới 18 tuổi

Theo quy định của pháp luật về lao động Việt Nam hiện hành, người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi bị giới hạn về mặt công việc có thể giao kết trong hợp đồng. Nhóm này không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật lao động.

Điều 147. Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

(i) Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:

Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

Phá dỡ các công trình xây dựng;

Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

(ii) Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:

Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

Công trường xây dựng;

Cơ sở giết mổ gia súc;

Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

(iii) Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm h khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.

Nhóm lao động chưa thành niên từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi

Hiện nay, pháp luật lao động Viêt Nam chỉ cho phép những người từ đủ 13 đến chưa đủ 15 tuổi làm những công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Danh mục ban hành kèm theo thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH tại Phụ lục II như sau:

PHỤ LỤC II DANH MỤC CÔNG VIỆC NHẸ NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN CHƯA ĐỦ 15 TUỔI ĐƯỢC LÀM

(i) Biểu diễn nghệ thuật.

(ii) Vận động viên thể thao.

(iii) Lập trình phần mềm.

(iv) Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…).

(v) Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

(vi) Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

(vii) Gói nem, gói kẹo, gói bánh(trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

(viii) Nuôi tằm.

(ix) Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

(x) Chăn thả gia súc tại nông trại.

(xi) Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản.

(xii) Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

Nhóm lao động chưa thành niên dưới 13 tuổi

Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật lao động hiện hành. Cụ thể:

Điều 145. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

(i) Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:

Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;

Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

(ii) Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật này.

(iii) Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(iv) Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.

Về phía người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có thể là tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng lao động. Tuỳ từng đối tượng là Người sử dụng lao động mà pháp luật có sự quy định về điều kiện chủ thể giao kết hợp đồng lao động. Đối với Người sử dụng lao động là tổ chức thì chủ thể giao kết hợp đồng là người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền theo pháp luật (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã) là người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật (đối với cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân). Đối với các hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân sẽ là người đại diện. Đối với Người sử dụng lao động là cá nhân thì cá nhân trực tiếp sử dụng lao động sẽ là chủ thể giao kết hợp đồng (theo Khoản 3 Điều 18 Bộ luật lao động mới nhất năm 2019).

Việc giao kết hợp đồng lao động gồm nhiều giai đoạn khác nhau, vì vậy nếu các bên tuân thủ đúng các nguyên tắc sẽ không chỉ duy trì được trật tự giao kết mà còn đảm bảo cho việc giao kết thành công và đạt được kết quả. Hợp đồng lao động trước hết là một loại họp đồng nên nó cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung của hợp đồng, song bên cạnh đó nó còn phải tuân thủ thêm các nguyên tắc riêng cho phù hợp với yếu tố đặc thù của lao động như: Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chỉ, hợp tác, trung thực; Nguyên tắcc tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thế và đạo đức xã hội…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây