Quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề đối với người lao động

0
1860

Theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2012, quan hệ học nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động được thiết lập chủ yếu dưới các hình thức sau.

không có giấy phép
        Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người sử dụng lao động tuyển người vào đào tạo nghề để làm việc

Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động được tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình. Hình thức đào tạo nghề này không chỉ có ý nghĩa huy động người sử dụng lao động tham gia vào hoạt động dạy nghề và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan mà còn mang lại hiệu quả cao trong sử dụng lao động tại đơn vị. Theo đó, doanh nghiệp có được nguồn lao động chất lượng và hơn hết người lao động sau đào tạo tìm được việc làm và thu nhập ổn định. Do người sử dụng lao động dạy cho người lao động các kĩ năng làm việc cần thiết, môi trường đào tạo cũng mang tính thực tế ngay tại nơi làm việc nên đa phần N người lao động có thể đạt kĩ năng nghề thành thạo sau khóa học và có thể tham gia ngay vào quá trình sản xuất. Việc được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau đào tạo cũng khiến cho người học phấn khởi, yên tâm học tập và làm việc.

Hiện nay, việc tuyển người vào sau đó đào tạo nghề để sử dụng hoàn toàn do người sử dụng lao động quyết định, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu phát triển ngành nghề… của đơn vị. Do mục tiêu đào tạo là để sử dụng nên người sử dụng lao động không phải đăng kí hoạt động dạy nghề. Tuy nhiên người sử dụng lao động cũng không được thu học phí của người học nghề như các trường hợp đào tạo để người học nghề tìm kiếm việc làm. Điều kiện để tuyển người vào học nghề trong trường hợp này là người học nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khoẻ, phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Đồng thời, hai bên phải kí hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian học nghề, nếu người học nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách thì được người sử dụng lao động trả lương. Mức lương do hai bên thoả thuận trong hợp đồng đào tạo nghề, phụ thuộc vào mức độ làm lợi của người lao động cho người sử dụng lao động, pháp luật không khống chế mức tối thiểu.

Hết thời hạn học nghề, hai bên phải kí kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong mọi trường hợp người sử dụng lao động đều bắt buộc phải kí kết hợp đồng lao động với người lao động sau khi học xong. Lí do là bởi việc không thiết lập được quan hệ lao động cũng gây ra khoản thiệt hại về chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động. Việc doanh nghiệp không kí hợp đồng lao động với người học cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như người học nghề không đạt yêu cầu của nghề theo học, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn không giải quyết được việc làm cho người học… Vì vậy, nếu bắt buộc người sử dụng lao động phải kí kết hợp đồng lao động hay phải bồi thường cho người lao động là không phù hợp.

Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá lã năng nghề để được cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia, đặc biệt trong trường hợp có thuê mướn, sử dụng lao động theo họp đồng làm những công việc thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khoẻ của cá nhân người lao động và cộng đồng theo quy định của Luật Việc làm năm 2013 và các văn bản hướng dẫn.

Người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động 

Trong nền kinh tế thị trường, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động là một yêu cầu vừa có tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài. Sự phát triển ngày càng sâu rộng với tốc độ cao của khoa học công nghệ cùng với vị trí ngày càng to lớn của nó trong đời sống xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới đối với việc đào tạo và bồi dưỡng lao động. Nó làm cho tính chất và nội dung của lao động thay đổi hàng ngày, hàng giờ, làm cho nghề nghiệp của người lao động ngày càng được mở rộng. Quá trình phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ đòi hỏi các kiến thức của con người phải ngày càng hoàn thiện.

Việc đào tạo, nâng cao trình độ, kĩ năng nghề cho người lao động có mục đích tạo điều kiện cho người lao động vừa làm việc, vừa học nghề, giúp người lao động mở rộng kiến thức, kĩ năng nghề, nâng cao hiệu quả công việc, trên cơ sở đó đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực và đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà yêu cầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế đang ngày càng bức thiết. Doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững bắt buộc phải quan tâm đến chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, hoạt động này còn có ý nghĩa gắn kết mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, đảm bảo cho sự gắn bó lâu dài và tận tâm của người lao động đối với đơn vị.

Có nhiều hình thức khác nhau để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động. Người sử dụng lao động có thể đào tạo tại chỗ hoặc cử người lao động tham gia các khoá đào tạo tại các trường, các trung tâm, ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hiện nay, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Điều 60 Bộ luật lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình. Đồng thời, trong báo cáo hàng năm về lao động, người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề cho sở lao động-thương binh và xã hội.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây