Người lao động được nghỉ ốm đau tối đa mấy ngày trong năm?

0
1088

Ốm đau là một trong các chế độ được người lao động đặc biệt quan tâm. Vậy mỗi năm, người lao động được nghỉ ốm đau tối đa bao nhiêu ngày?

chấm dứt hợp đồng
    Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điều kiện nghỉ ốm đau hưởng bảo hiểm xã hội

Căn cứ Điều 24 và Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ làm để hưởng chế độ ốm đau phải đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc như: Cán bộ, công chức, viên chức; người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên; công nhân quốc phòng, công nhân công an,…

(ii) Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc;

(iii) Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền…

Người lao động được nghỉ ốm đau tối đa bao nhiêu ngày trong năm?

Thời gian tối đa người lao động bị ốm đau, tai nạn nghỉ hưởng chế độ ốm đau đã được chỉ rõ tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Làm việc trong điều kiện bình thường:

30 ngày/năm: Đóng Bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

40 ngày/năm: Đóng Bảo hiểm xã hội đủ 15 năm – dưới 30 năm;

60 ngày/năm: Đóng Bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.

(Thời gian này không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)

Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

40 ngày/năm: Đóng Bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

50 ngày/năm: Đóng Bảo hiểm xã hội đủ 15 năm – dưới 30 năm;

70 ngày/năm: Đóng Bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.

(Thời gian này không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)

Nghỉ làm do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày:

180 ngày/năm (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần);

Hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng Bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Bà A làm việc trong điều kiện bình thường, có 18 năm đóng Bảo hiểm xã hội. Hiện tại, bà A mắc bệnh ung thư phổi (thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành) nên sẽ được nghỉ ốm đau tối đa 180 ngày. Nếu hết thời gian này mà vẫn phải tiếp tục điều trị, bà A sẽ nghỉ thêm tối đa là 40 ngày/năm.

Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ ốm đau của nhóm đối tượng: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Hết thời gian nghỉ ốm đau, tiếp tục được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe

Theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 – 10 ngày/năm, tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Cụ thể, tại khoản 2 Điều này:

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

(i) Tối đa 10 ngày đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

(ii) Tối đa 07 ngày đối với người lao động phải phẫu thuật;

(iii) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Như vậy, người lao động không chỉ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau mà còn được nghỉ thêm từ 05 – 10 ngày nếu trong 30 ngày đầu quay lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục. Trong thời gian này, người lao động sẽ được hỗ trợ mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Người lao động nghỉ ốm đau được hưởng lương như thế nào?

Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, người lao động được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả chế độ với mức hưởng tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Mức hưởng hàng tháng

=

75%

x

Mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ

(Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày)

Trường hợp người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà tiếp tục điều trị thì được hưởng như sau:

65% mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

55% mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – 30 năm;

50% mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đóng Bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

Riêng ​sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu được hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây