Mới: Thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu

0
609

Thủ tục đăng ký Bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây 

Hiệu lực của nội quy
    Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Những ai được tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện? 

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

(i) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi

(ii) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố; – Người lao động giúp việc gia đình

(iii) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương

(iv) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

(v) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình

(vi) Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

(vii) Người tham gia khác

Thủ tục đăng ký Bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu

Thành phần hồ sơ:

(i) Người tham gia chưa có mã số Bảo hiểm xã hội: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.

Trường hợp người tham gia đã được cấp mã số Bảo hiểm xã hội: ghi mã số Bảo hiểm xã hội vào các mẫu biểu tương ứng.

(ii) Đại lý thu/Cơ quan Bảo hiểm xã hội (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội): Danh sách người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện 

Người đăng ký Bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng, cụ thể như sau:

Mức đóng hàng tháng

Bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn 

Mức đóng hằng tháng = 22% x Mức thu nhập tháng do người tham gia tự nguyện lựa chọn

Trong đó: 

Mức thu nhập tháng = Mức chuẩn hộ nghèo + (tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n) x 50.000dong

Mức thu nhập tháng do người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Mức lương cơ sở 2021 dự kiến là 1.490.000 đồng/tháng, do đó mức thu nhập tháng do người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn không quá 29.800.000 đồng/tháng.

Mức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng 1 lần

Được xác định bằng mức đóng hằng tháng nhân với 3 đối với phương thức đóng 3 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 6 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm 1 lần

Được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Trong đó: 

T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng).

Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

r: Lãi suất đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).

n: Số năm đóng trước do người tham gia Bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.

i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n×12). 

Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia Bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng không quá 10 năm

Được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Trong đó: 

T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).

Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

r: Lãi suất đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).

t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.

i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây