Mức bồi thường trách nhiệm vật chất theo quy định pháp luật

0
847

Trách nhiệm vật chất trong pháp luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý người sử dụng lao động áp dụng với người lao động bằng cách buộc người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hợp đồng trách nhiệm của người lao động gây ra trong quá trình lao động.

Hiệu lực của nội quy
   Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Căn cứ quy định tại Điều 32 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn về bồi thường thiệt hại. Theo đó mức bồi thường Trách nhiệm vật chất trong pháp luật lao động như sau:

Thứ nhất, Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.

Thứ hai, Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

(i) Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;

(ii) Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

(iii) Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

Thứ ba, Người lao động phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm trong trường hợp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động về tài sản nêu trên mà có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động.

Thứ tư, Người lao động không phải bồi thường trong trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Như vậy, về mức độ thiệt hại chỉ căn cứ vào mức độ thiệt hại trực tiếp đối với tài sản và mức độ bồi thường không được vượt quá thiệt hại thực tế mà người lao động đó đã gây ra.

Lưu ý, Căn cứ quy định tại Điều 131 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn về Nguyên tắc xử lý bồi thường thiệt hại. Theo đó, Việc quyết định mức bồi thường thiệt hại không chỉ căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế mà còn phải tính đến cả yếu tố lỗi, và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây