Hướng dẫn cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần và hằng tháng

0
824

Khoản trợ cấp tai nạn lao động giúp chia sẻ, giảm bớt gánh nặng, tổn thất do tai nạn lao động gây ra cho người lao động khi tham gia vào quan hệ hợp đồng lao động. Tùy vào mức độ suy giảm khả năng lao động mà người lao động có thể được hưởng trợ cấp một lần hoặc hằng tháng.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần

Căn cứ theo Điều 45, Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp một lần khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

(ii) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

(iii) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

Thứ hai, bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% do bị tai nạn rơi vào một trong các trường hợp nêu ở trên.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần với mức trợ cấp được quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Cụ thể:

(i) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

(ii) Ngoài mức trợ cấp nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

(iii) Trong trường hợp người lao động thay đổi mức hưởng trợ cấp do giám định lại, giám định tổng hợp, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Để biết thêm chi tiết về vấn đề hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần, vui lòng xem thêm bài viếtMẫu quyết định Về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần

Cách tính trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng

Căn cứ theo Điều 45, Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp lao động hằng tháng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

(ii) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

(iii) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

Thứ hai, bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do bị tai nạn rơi vào một trong các trường hợp nêu ở trên.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng với mức trợ cấp được quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Cụ thể:

(i) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

(ii) Ngoài mức trợ cấp quy định ở trên, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

(iii) Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Để biết thêm chi tiết về vấn đề hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng, vui lòng xem thêm bài viếMẫu quyết định Về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng

Lưu ý: Khoản 3 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 có quy định rằng người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Bao gồm:

(i) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

(ii) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

(iii) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây