Cơ quan nào giải quyết tranh chấp lao động

0
869

Trong thực tế, tranh chấp lao động xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống thường nhật. Vậy,Tranh chấp lao động là gì ? Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động ? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động ?

Công ty giải thể
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Đặc điểm của tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động gắn liền với quan hệ lao động

i) Việc phát sinh tranh chấp lao động bao giờ cũng được thực hiện bởi các bên chủ thể của quan hệ lao động. Và thông thường là tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động hoặc quy mô rộng hơn là của tập thể lao động đối với người sử dụng lao động.

ii) Đối tượng tranh chấp thường là đối tượng của quan hệ lao động, là quyền, là lợi ích được quy định trong hợp đồng lao động, trong nội quy lao động, thỏa ước lao động hay yêu cầu xác lập các điều kiện mới giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động không chỉ bao gồm các tranh chấp về quyền mà còn các tranh chấp về lợi ích

i) Đối với các tranh chấp khác, thông thường xảy ra khi có sự vi phạm về pháp luật. Tuy nhiên, trong tranh chấp lao động thì có thể xảy ra ngay cả khi không có hành vi vi phạm pháp luật.

ii) Bản chất của tranh chấp một phần do sự tác động của quan hệ lao động và sự thay đổi cơ chế thị trường. Chúng ta biết rằng, để phát sinh được một quan hệ lao động bất kỳ là cả quá trình thỏa thuận, thương lượng giữa các bên. Tuy nhiên, ngay chính các thỏa thuận đã đạt được đến một thời gian nào đó mà một trong hai bên không thực hiện được hoặc trở nên không phù hợp. Tổng hợp tất cả các yếu tố lại với nhau thì việc xảy ra tranh chấp lại càng trở nên tất yếu khi mà quyền, lợi ích của cả hai bên đều bị ảnh hưởng.

Tính chất, mức độ của tranh chấp lao động phụ thuộc vào số lượng, quy mô của người tham gia

i) Tranh chấp lao động có thể xuất phát từ mâu thuẫn của một cá nhân gọi là tranh chấp cá nhân. Ở loại tranh chấp này thì mức độ gây thiệt hại không cao, có thể giải quyết được, không quá phức tạp.

ii) Ở quy mô rộng hơn với sự tham gia của đông đảo người lao động hơn đó là tranh chấp lao động tập thể. Mức độ phức tạp được nâng lên, khi đó không chỉ là một cá nhân, một người lao động nữa mà là cả một tập thể. Việc giải quyết tranh chấp như thế nào cho ổn thỏa trở nên vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động mà ngay cả người sử dụng lao động cũng bị ảnh hưởng.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Căn cứ theo điều 194 Bộ luật lao động năm 2019

i) Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.

ii) Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

iii) Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

iv)Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

v) Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

vi) Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

i)Tranh chấp cá nhân :

Hòa giải viên lao động và Tòa Án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

ii) Tranh chấp tập thể : (Gồm tranh chấp tập thể về quyền và tranh chấp tập thể về lợi ích)

Hòa giải viên lao động và hội đồng trọng tài lao động là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Để biết thêm thông tin quý độc giả vui lòng xem thêm :

Tranh chấp lao động trong thời kỳ Covid-19

Mẫu hợp đồng lao động theo quy định mới nhất

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mailinfo@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây