Giờ làm việc ban đêm: Người lao động cần lưu ý

0
1016

Giờ làm việc luôn là vấn đề tối quan trọng đối về người lao động và người sử dụng lao động. Chính vì vậy, quy định pháp luật về vấn đề này cần đảm bảo quyền lợi không chỉ của người lao động mà cả của chủ doanh nghiệp.

Bài tư vấn pháp luật lao động được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Thời gian nào được tính là giờ làm việc ban đêm?

Theo Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019, giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Quy định này không có gì thay đổi so với Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2012 đang được áp dụng hiện nay.

Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ người lao động làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Đối với người lao động làm việc ban đêm, khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Hiện nay, theo Bộ luật lao động năm 2012, thời gian nghỉ giữa giờ khi làm việc ban đêm được tính vào giờ làm việc mà không cần bất cứ điều kiện nào.

Tuy nhiên, từ năm 2021, người lao động làm việc ban đêm theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ mới được tính vào thời gian làm việc. Đồng nghĩa với đó, người lao động làm việc ca đêm dưới 06 tiếng thì không được tính thời gian nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc.

– Làm việc vào ban đêm, người lao động có được trả thêm tiền?

Tiền lương đối với người lao động làm việc ban đêm tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 không có gì thay đổi so với Bộ luật Lao động năm 2012. Theo đó, người lao động làm việc vào ban đêm sẽ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Hiện nay, cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

– Tiền lương làm việc ban đêm với người lao động hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% x Số giờ làm việc vào ban đêm

Trong đó, tiền lương giờ thực trả không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương; tiền thưởng và các khoản phụ cấp, hỗ trợ khác.

– Tiền lương làm việc ban đêm với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường + Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%  x Số sản phẩm làm vào ban đêm

Ngoài ra, khi người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo thời gian làm việc thực tế, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

– Có được sử dụng lao động nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ làm việc ban đêm?

Căn cứ khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

(i) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

(ii) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Về cơ bản, nội dung này được kế thừa từ Bộ luật Lao động năm 2012. Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) và lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm.

Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động vẫn có thể sử dụng lao động nữ mang thai làm việc ban đêm nếu người đó mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng (với công việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo).

Đây là một trong các quyền về bảo vệ thai sản được quy định riêng dành cho lao động nữ. Quy định này giúp đảm bảo về mặt sức khỏe cho lao động nữa trong thời kì thai sản cũng như khi nuôi con nhỏ.

Đặc biệt, nếu như Bộ luật Lao động năm 2012 cấm sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, thì Bộ luật Lao động năm 2019 đã cho phép người sử dụng lao động sử dụng người lao động nuôi con dưới 12 tháng làm việc ban đêm nếu được người lao động đồng ý.

Tóm lại, có thể thấy các quy định về thời gian làm việc ban đêm của Bộ luật Lao động năm 2019 không có sự thay đổi nhiều so với Bộ luật Lao động năm 2012.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây