Từ 20/3/2021, thời gian giáo viên xét nâng bậc lương lần sau được quy định thế nào?

0
654

Theo quy định tại bốn Thông tư mới về giáo viên các cấp, giáo viên sẽ được áp dụng bảng lương mới. Vậy từ ngày 20/3/2021, việc xét nâng bậc lương lần sau của giáo viên được quy định thế nào?

xử lý kỷ luật lao động
    Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Lương của giáo viên tăng “mạnh” từ ngày 20/3/2021?

Lương giáo viên hiện nay vẫn được tính theo công thức: Lương = Hệ số x mức lương cơ sở. Trong đó, mức lương cơ sở hiện đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP. Hệ số lương của giáo viên được quy định cụ thể tại các Thông tư số 01, 02, 03 và 04:

Giáo viên trung học phổ thông (căn cứ Điều 8 Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT)

(i) Hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 – 4,98 tương đương mức lương dao động từ 3,487 – 7,42 triệu đồng/tháng;

(ii) Hạng II: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,0 – 6,38 tương đương mức lương dao động từ 4,596 – 9,506 triệu đồng/tháng.

(iii) Hạng I: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, tương đương mức lương dao động từ 6,556 – 10,102 triệu đồng/tháng.

Giáo viên trung học cơ sở (căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT)

(i) Hạng III: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 – 4,98 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,1 – 4,89).

(ii) Hạng II: Áp dụng hệ số lượng của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,0 – 6,38 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,34 – 4,98)

(iii) Hạng I: Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ 4,4 – 6,78 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 4,0 – 6,38).

Giáo viên tiểu học (căn cứ vào Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT)

(i) Hạng III: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 – 4,98 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,1 – 4,89);

(ii) Hạng II: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 từ 4,0 – 6,38 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,34 – 4,98);

(iii) Hạng I: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 từ 4,4 – 6,78 (trước đây không có hạng giáo viên này).

Giáo viên mầm non (căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT)

(i) Hạng III, mã số V.07.02.26: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 từ 2,1 – 4,89 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,1 – 4,89);

(ii) Hạng II, mã số V.07.02.25: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 – 4,98 (trước đây áp dụng hệ số lương từ 2,34 – 4,98).

(iii) Hạng I, mã số V.07.02.24: Áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 từ 4,0 – 6,38 (trước đây không có hạng giáo viên này).

Có thể thấy, theo quy định này, về cơ bản từ sau ngày 20/3/2021, chỉ có giáo viên trung học phổ thông không có sự thay đổi về lương còn lương của các đối tượng giáo viên trung học cơ sở, tiểu học và mầm non đều tăng hơn so với trước đây.

Tính thời gian giáo viên xét nâng bậc lương lần sau thế nào?

Căn cứ các Thông tư mới, việc xếp lương của giáo viên các cấp được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007. Theo đó, thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở hạng mới được quy định cụ thể như sau:

Chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ:

Chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở hạng mới so với hệ số lương đang hưởng ở hạng cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 02 bậc lương liền kề ở hạng cũ: Tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào hạng mới.

Ví dụ: Bà A từ ngày 15/4/2019 được bổ nhiệm giáo viên trung học cơ sở hạng II theo quy định cũ, mã số V.07.04.11 với hệ số 2,34, bậc 1. Bà A đạt đủ tiêu chuẩn của hạng II mới mã số V.07.04.31 nên được ký quyết định bổ nhiệm sang hạng II mới và xếp lương ở bậc 1, hệ số 4,0 từ ngày 20/3/2021.

Chênh lệch giữa hệ số lương ở hạng II cũ và hệ số lương ở hạng mới: 4,0 – 2,34 = 1,66.

Chênh lệch giữa 02 bậc lương liền kề ở hạng II cũ mã số V.07.04.11 (bậc 1 và bậc 2) là: 2,67 – 2,34 = 0,33.

Theo quy định trên, thời gian xét nâng bậc lương lần sau của bà A là từ ngày 20/3/2021. “

Chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở hạng mới so với hệ số lương đang hưởng ở hạng cũ nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 02 bậc lương liền kề ở ngạch cũ: Tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở hạng cũ.

Ví dụ: Bà A được bổ nhiệm là giáo viên trung học cơ sở hạng II cũ mã số V.07.04.11 ở bậc 7 có hệ số lương 4,32 từ ngày 14/5/2010. Bà A đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được xếp lương vào giáo viên hạng II mới, mã số V.07.04.31 nên bà A được hưởng lương ở bậc 2 với hệ số lương 4,34 từ ngày 20/3/2021.

Chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở hạng mới và hệ số lương đang hưởng ở hạng cũ là 4,34 – 4,32 = 0,02.

Chênh lệch hệ số lương giữa 02 bậc lương liền kề ở hạng cũ (bậc 7 và bậc 8) là 4,65 – 4,34 = 0,31.

Do đó, thời gian xét nâng bậc lương lần sau của bà A được tính từ ngày 14/5/2010 – ngày bà A được xếp lương ở hệ số 3,03 ở hạng III cũ. “

Đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ: Tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào hạng mới.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây