Một số vấn đề pháp lý về hệ số lương cơ bản

0
1135

Hệ số lương là cơ sở để trả lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, tính tiền lương làm thêm giờ, ngừng việc, nghỉ phép… cho người lao động trong khu vực nhà nước. Trong các đơn vị kinh doanh, người sử dụng lao động có thể xây dựng, điều chỉnh hệ số lương phù hợp với yêu cầu của đơn vị và theo quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích cho người lao động. Vậy pháp luật quy định về hệ số lương như thế nào? Cách tính hệ số lương?

Một số vấn đề pháp lý về hệ số lương

      Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hệ số lương là gì?

Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp. Hệ số lương dùng để tính mức lương cho các cán bộ nhà nước hoặc cũng có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp. Hệ số lương sẽ phụ thuộc vào chức vụ – ngành nghề và lĩnh vực. Khi chỉ số này càng cao thì chứng tỏ người lao động ở bậc lương cao và giữ vị trí quan trong cơ quan, doanh nghiệp. Chỉ số hệ số lương sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ, phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, điều kiện thực tế của doanh nghiệp, tổ chức.

Nếu bạn muốn biết thêm quy định pháp luật về lĩnh vực lao động, hãy tham khảo tại luật lao đông việt nam 2021

Hệ số lương cơ bản là gì? 

Lương cơ bản là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nào đó. Mức lương cơ bản không gồm có những khoản tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Lương cơ bản (hay còn gọi là lương cơ sở) là khoản lương được nhân viên và chủ doanh nghiệp thỏa thuận trong buổi phỏng vấn. Lương cơ bản được sử dụng để tính toán: Mức lương trong bảng lương, mức phụ cấp, hoạt động phí, khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này. Bản chất của lương cơ bản là căn cứ để thực hiện đóng các khoản bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHYT cho người lao động. Hiện nay, mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ bản. Theo thời gian, lương cơ bản của người lao động sẽ có sự điều chỉnh theo quy định của doanh nghiệp.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật lao động đều có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập: Dịch vụ pháp lý về lao động của Công ty Luật TNHH Everest

Cách tính lương cơ bản theo hệ số lương 

Hệ số lương là con số thể hiện sự chênh lệch tiền lương theo ngạch, bậc lương, lương tối thiểu. Chủ doanh nghiệp dựa vào hệ số lương để tạo thang bảng lương cho mỗi người lao động, cũng như tính toán bảo hiểm xã hội, tiền làm thêm giờ, nghỉ phép… Hệ số lương của tất cả doanh nghiệp được thống nhất tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH cũng nêu cụ thể các quy định về xây dựng thang bảng lương, chuyển lương, phụ cấp cho người lao động thuộc công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Cách tính mức lương theo hệ số lương được thực hiện theo công thức chung như sau:

Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng 

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định.
  • Hệ số lương hiện hưởng được quy định theo Pháp luật ở từng nhóm cấp bậc sẽ khác nhau.

Hệ số lương hiện hưởng của công chức, viên chức được xác định theo cách xếp loại công chức, viên chức dựa trên các bảng hệ số lương được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP hiện nay có từ 1 đến 12 bậc lương, hệ số lương tăng dần từ bậc 1 đến bậc 12.

Theo Nghị quyết số 86/2019/QH14, mức lương cơ sở sẽ thay đổi như sau:

  • Từ 01/01/2020 đến 30/6/2020: mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
  • Từ 01/7/2020 đến 31/12/2020: mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên, để khắc phục tác động của dịch Covid-19, Quốc hội ra Nghị quyết 122/2020/QH14 về việc chưa điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức từ ngày 01/7/2020. Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở áp dụng năm 2021 đối với cán bộ, công chức vẫn ở mức 1.490.000 đồng/tháng.

Để biết thêm chi thiết về các khoản phụ cấp cho công chức, xem thêm: Các khoản phụ cấp của công chức được tính theo lương cơ sở 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây