Mức hưởng đối với người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần

0
1239

Mức hưởng đối với người lao động làm thủ tục
hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Điều kiện, thủ tục, mức hưởng bảo hiểm xã hội một
lần.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi là giáo viên THCS, được biên chế tháng 12/2007.
Tôi có ý định nghỉ việc và nhận BHXH 1 lần. Theo quy định của luật BHXH thì 1 năm công tác bằng 1,5
tháng lương, nhưng những năm 2007 thì mức lương cơ bản rất thấp (630k), tôi nghe nói có thêm phụ
cấp trượt giá nữa có đúng không? Nhờ quý công ty tư vấn giúp, xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT V-Law. Với thắc mắc của bạn, Công
ty LUẬT V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

– Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy
định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:

“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một
lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2
của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các
khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại
khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định
cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy
hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển
sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ
và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để
hưởng lương hưu.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính
theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội
chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức
bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện
theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần
là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã
hội.”

Như vậy, khi thuộc đối tượng được hưởng Bảo hiểm xã
hội một lần thì bạn được hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 Luật bảo
hiểm xã hội năm 2014 nêu trên. Theo đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số
năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân tiền
lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

– Căn cứ Điều 10
quy định về điều chỉnh tiền
lương đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:

“Điều 10. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã
hội

Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã
hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn
cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng
thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm
hưởng chế độ đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm
2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm
xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định
tại Khoản 2 Điều này.

2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn
cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền
lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức
sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều
chỉnh của từng năm
= Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế
độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm
x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã
hội của năm tương ứng

a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã
hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức
sau:

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của
năm t
= Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền
kề trước năm người lao động hưởng bảo hiểm xã hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng
100%
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của
năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 1994 bằng
100%

Trong đó:

– t là năm bất kỳ
trong giai đoạn điều chỉnh;

– Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã
hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1
(một).

b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã
hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của
năm 1994.

3. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực
hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều
này và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư công
bố.”


– Căn cứ Điều 2 Thông tư
58/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội như
sau:

“Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã
đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối
với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức
sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều
chỉnh của từng năm
= Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo
chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm
x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã
hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo
hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

Năm Trước
1995
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Mức điều
chỉnh
4,29 3,64 3,44 3,33 3,09 2,96 3,01 3,02 2,91 2,82 2,62 2,42
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016  
Mức điều
chỉnh
2,25 2,08 1,69 1,58 1,45 1,22 1,12 1,05 1,01 1,00 1,00  

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng
bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian
đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương
tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều
chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như vậy, khi tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần,
tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được dùng để tính mức hưởng được điều chỉnh theo quy định
tại Điều 3 Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH. Đây chính là mức hệ số trượt giá mà bạn đang đề
cập đến. Như vậy, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo từng năm được tính theo
công thức và hệ số tại Điều 3 Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH nêu
trên.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi: 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây