Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận không tham gia bảo hiểm xã hội

0
1243
Người lao động và người sử dụng lao động
thỏa thuận không tham gia bảo hiểm xã hội. Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có
được không?


 

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa Luật Sư tôi hiện đang làm việc tại 1 doanh
nghiệp của nhà nước được hơn 3 năm hiện nay tôi muốn nộp đơn xin thôi việc, nhưng trong quá trình
làm việc vì tôi không có nhu cầu làm việc lâu dài tại doanh nghiệp này lên khi doanh nghiệp yêu cầu
tôi nộp giấy khám sức khỏe để thực hiện đóng bảo hiểm cho tôi, nhưng vì không muốn làm việc lâu dài
nên tôi báo với doanh nghiệp là không muốn đóng bảo hiểm và họ nói thế thì phải viết 1 cái cam kết
không tham gia bảo hiểm và tôi đã viết. Nay tôi muốn xin thôi việc tôi muốn hỏi Luật Sư khi tôi
nghỉ việc thì theo tôi tìm hiểu sẽ không được hưởng các chế độ của bảo hiểm. Nhưng hỗ trợ dành cho
người thôi việc của doanh nghiệp tôi có được nhận hỗ trợ không ạ. ” Theo tôi tìm hiểu có khoản hỗ
trợ thôi việc do doanh nghiệp chi trả cho người lao động khi nghỉ việc” Rất mong được các Luật Sư
Dương Gia hỗ trợ giải đáp giúp tôi tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Theo Khoản 19 Điều 1 Nghị định
88/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng

19. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 26 như sau:  “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000
đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động
không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy
định.”

Theo Khoản 26, Điều 26 Nghị định số
95/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

4. Biện pháp khắc phục hậu
quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt
động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều
này.”

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật lao động 2012 về
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

“1. Người sử dụng lao động, người lao động phải
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các
chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y
tế.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao
động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.

2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao
động.

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả
lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương
của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy
định.”

Có thể thấy, khi bạn kí kết hợp đồng lao động xác
định thời hạn hoặc không xác định thời hạn với người sử dụng lao động thì bạn thuộc đối tượng buộc
phải tham gia bảo hiểm xã hội, và bạn không có quyền từ chối cũng như người sử dụng lao động buộc
phải đóng cho bạn. Về trợ cấp khi bạn thôi việc thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là
tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người
lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Điều 48
:

“Điều 48. Trợ cấp thôi
việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định
tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách
nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên,
mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian
người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian
làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền
lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi
việc.”

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây