Thỏa ước lao động tập thể, những điều cần biết

0
2409

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản, bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, ngành, thỏa ước có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước khác.

Nội dung thỏa ước không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Lấy ý kiến thỏa ước lao động tập thể

Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.

Đối với thỏa ước tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.

Đối với thỏa ước có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động có nhiều doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên và nộp cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở

Hồ sơ gồm có: Văn bản đăng ký thỏa ước của doanh nghiệp; Biên bản lấy ý kiến của tập thể lao động; Bản thỏa ước; Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao); Giấy ủy quyền.

Nơi nộp hồ sơ: Sở lao động thương binh và xã hội (Tỉnh/Thành phố)

Thời hạn nộp: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết.

Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Bước 2: Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động lập sổ quản lý thỏa ước lao động

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận 

Nếu phát hiện có nội dung trái luật hoặc ký kết không đúng thẩm quyền thì cơ quan quản lý Nhà nước có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa ước vô hiệu, đồng thời gửi cho hai bên ký kết biết.

Trong suốt quá trình thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp không phải chịu bất kỳ khoản phí, lệ phí nào và kết quả sẽ là công văn xác nhận việc nhận thỏa ước lao động hoặc công văn thông báo về việc có nội dung trái pháp luật.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hiệu lực của bản thỏa ước lao động tập thể

Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước có hiệu lực kể từ ngày ký kết. Thỏa ước sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.

Thỏa ước doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước ngành và thỏa ước có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động.

Thỏa ước có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước.

Thỏa ước lao động tập thể hết hạn

Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước hoặc ký kết thỏa ước mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật Lao động năm 2019.

Khi thỏa ước hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Xử phạt vi phạm quy định về thỏa ước lao động tập thể

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

(i) Không gửi thỏa ước đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;

(ii) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước;

(iii) Không công bố nội dung của thỏa ước đã được ký kết cho người lao động biết.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

(i) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;

(ii) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước đã bị tuyên bố vô hiệu.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây