Phân biệt đối xử trong lao động sẽ bị phạt đến 10 triệu?

0
733

Được gắn bó với một công việc mơ ước thì đó là niềm vui. Tuy nhiên trong quá trình lao động, vì nhiều lý do vì giới tính, tôn giáo kì thị vùng miền lại bị phân biệt đối xử. Vậy trường hợp sếp phân biệt đối xử với nhân viên thì có vi phạm pháp luật?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phân biệt đối xử là điều cấm kị

Pháp luật lao động có những quy định cụ thể tại Điều 8 Bộ luật lao động năm 2012 về những hành vi bị nghiêm cấm trong lao động, trong đó có việc phân biệt, ở đây bao gồm:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

(i) Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

(ii) Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Như vậy, việc sếp hay phía công ty phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội… là hành vi bị nghiêm cấm và nếu vi phạm và bị phát hiện sẽ bị xử phạt.

Xử phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 5 – 10 triệu nếu thực hiện hành vi phân biệt đối xử:

Điều 4a. Vi phạm về tuyển, quản lý lao động

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động.

Mức xử phạt cao nhất sẽ là 10 triệu đồng đối với hành vi phân biệt đối xử trong cả tuyển dụng, đào tạo, sử dụng lao động. Do đó nếu phát hiện hành vi này thì các bạn có thể tố cáo tại Thanh tra lao động thuộc Sở lao động thương binh & xã hội.

Trên thực tế, khó xử phạt

Việc xử phạt được hay không phải chứng minh được lỗi, do đó hành vi này đang được pháp luật thả nổi. Bởi vì sao:

Tuyển dụng cho công ty là ý thích, quan điểm của người sử dụng lao động. Họ tuyển dụng những nhân viên yêu thích và phù hợp. Việc đăng tuyển với thái độ phân biệt là không nên nhưng cũng không thể ép họ tuyển dụng những người họ không muốn.

Phân biệt vùng miền khó định nghĩa. Pháp luật không có định nghĩa cụ thể về “thế nào là phân biệt vùng miền”. Mức phạt nói trên chỉ nói về các hành vi phân biệt mà sát nhất là “thành phần xã hội” để có thể áp dụng mức phạt.

Chứng minh lỗi khó: Không thể xé tờ tin đăng tuyển và cầm đi khởi kiện hay không được nhận sau khi apply thì lên cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại. Điều này không có căn cứ và khó thuyết phục để các cơ quan có tác động bảo vệ người lao động.

Hi vọng bài viết sẽ có ích đối với các bạn!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây