Lao động nữ mang thai có bị xử lý kỷ luật lao động?

0
961

Lao động nữ mang thai là đối tượng lao động dành được sự quan tâm rất lớn của pháp luật. Chính vì vậy, ngay cả sa thải lao động nữ mang thai người sử dụng lao động rất có thể bị xử phạt nghiêm trọng.

Bài tư vấn pháp luật lao động được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Có được kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai?

Đã là lao động, lại còn là lao động nữ, những lao động này luôn phải chịu thiệt thòi trong quan hệ lao động. Chính vì vậy, bảo vệ việc làm hay sâu xa hơn là bảo vệ cuộc sống của họ là việc làm cần thiết.

Không bị xử lý kỷ luật lao động

Theo quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2012, một trong những nguyên tắc mà người sử dụng lao động tuyệt đối phải tuân thủ khi xử lý kỷ luật lao động đó là:

Không được xử lý kỷ luật đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, cũng theo Bộ luật Lao động năm 2012, tại khoản 3 Điều 155:

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Ngoại trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết, hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Như vậy, trong suốt thời gian mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ luôn được bảo đảm có việc làm để có thu nhập.

Và người sử dụng lao động chỉ được xử lý kỷ luật lao động sau khi hết thời gian nêu trên. Trường hợp hết thời gian này mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết (06 tháng) thì được kéo dài thêm 60 ngày (theo Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2012).

– Quyền lợi dành cho lao động nữ mang thai

Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ là trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Đối với những lao động nữ làm công việc nặng nhọc thì từ tháng thứ 07 trở đi, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây