Nộp đơn tại đâu khi không chấp nhận quyết định của người sử dụng lao động

0
1172
Có thể gửi đơn kiện ra Tòa án cấp quận,
huyện nơi có trụ sở chính của công ty bạn mà không cần qua thủ tục hòa giải.



Tóm tắt câu hỏi
:

Tôi bị giám đốc điều chuyển công tác từ công việc lái xe ở Đà
Nẵng sang làm bảo vệ vẫn của công ty đó nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, tôi không chấp nhận vì cho
rằng nó không đúng chuyên môn của mình, nên có nhiều lần vi phạm kỷ luật công ty trong đó có 6
tháng không được nâng lương. Vẫn trong thời hạn 6 tháng tôi lại tự ý nghỉ 3 ngày mà không có nêu lý
do vì sau khi tôi bị tai nạn giao thông họ lại điều chuyển tôi về Đà Nẵng nhưng để làm bảo vệ cho
công ty ở Đà Nẵng. Sau việc đó tôi bị triệu tập để họp và quyết định sa thải tôi. Tôi nhận thấy
việc họ điều chuyển tôi không đúng chuyên môn, và cứ thích là điều chuyển tôi như thế sau đó còn ký
quyết định sa thải tôi nên tôi muốn làm đơn vậy tôi phải gửi cho cơ quan nào thưa luật
sư.

Mong nhận được hồi âm sớm từ phía công ty luật cùng các luật
sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về tạm
thời chuyển người lao động làm công việc khác:

Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động
làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định
như sau:

1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển
người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp
sau:

a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;

b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp;

c) Sự cố điện, nước;

d) Do nhu cầu sản xuất, kinh
doanh.

2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy
của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời
chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Như vậy, việc điều chuyển của người sử dụng là không trái với
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình bạn công tác ở vị trí mới thì lại liên tục vi
phạm kỷ luật của công ty và trong thời hạn chưa được xóa ký luật thì lại vi phạm bằng việc tự nghỉ
3 ngày không có lý do. Căn cứ theo khoản 2 Điều 126 Bộ luật Lao động thì áp dụng hình thức kỷ luật
sa thải khi “Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời
gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm
“. Trong đó, tái phạm phải
được hiểu là lặp lại hành vi đã vi pham trước đó. Tuy nhiên bạn không nói rõ trước đó bạn có bị kỷ
luật vì hành vi nghỉ không lý do hay không, nên chúng tôi chỉ có thể đưa ra hướng cho bạn về việc
nộp đơn đối với quyết định sa thải của công ty bạn.

Bạn có thể nộp đơn khiếu nại cho người sử dụng về quyết định
sa thải của người sử dụng lao động căn cứ theo Điều 132 Bộ luật Lao động. Nếu khiếu nại với người
sử dụng lao động không thành thì bạn sẽ nộp khiếu nại lần hai lên Chánh thanh tra Sở Lao động –
Thương binh & Xã hội (căn cứ theo Điều 15 Nghị định 119/2014/NĐ-CP).

Trường hợp nếu bạn không muốn gửi đơn khiếu nại thì bạn có
thể gửi đơn kiện ra Tòa án cấp quận, huyện nơi có trụ sở chính của công ty bạn mà không cần qua thủ
tục hòa giải.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây