Trách nhiệm bồi thường khi sa thải người lao động trái luật

0
1245
Trách nhiệm bồi thường khi sa thải người lao
động trái luật. Trình tự thủ tục sa thải người lao động.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi làm việc trong công ty TNHH SX HTD
Bình Tiên từ tháng 02/2014 đến nay. Ngày 15/12/2016, Ô.TGĐ Vưu Khải Thành có tổ chức họp sau đó có
gọi điện thoại lúc 6h30 sáng yêu cầu tôi vào họp gấp, khi tôi vào thì hỏi tôi có tổng hợp hàng kém
phẩm gửi lên ban Tổng Giám Đốc hay không, tôi giải thích đó không phải là trách nhiệm của tôi, việc
báo cáo đó là do NV trong tổ kém phẩm làm, thế là yêu cầu tôi viết kiểm điểm vì đã không báo cáo
kịp thời cho ban TGĐ. Khoảng 30 phút sau thì Ông TGĐ yêu cầu chủ tịch công đoàn phối hợp với ban
giám đốc làm quyết định đình chỉ tôi. Sau đó chúng tôi có buổi họp để làm việc phân tích các lỗi
sai phạm của tôi, bắt tôi viết kiểm điểm trong kiểm điểm bắt tôi tự đề xuât kỷ luật cấp 3 với 4 lý
do là: 1/ liên quan đến hàng kém phẩm của chi nhánh Đà Nẵng làm thiệt hại 1.3 tỷ đồng 2/ không cập
nhật tài liệu công ty ban hành ngày 14/12 3/ không quan tâm, để ý xem mọi người trong đơn vị có làm
việc riêng hay không để báo cáo lên cấp trên 4/ làm thống kê mà không nhớ số liệu Tôi đã làm một
bảng kiểm điểm nhận mình có 3 thiếu sót là ko chủ động liên hệ để xin thông tin hàng kém phẩm của
Đà Nẵng, không để ý đến hoạt động của mọi người trong đơn vị, không cập nhật tài liệu ngày 14/12,
đây là 3 thiếu sót của tôi nên tôi đề xuất kỷ luật cấp 3 nhưng vẫn chưa ký vào phiếu kỷ luật. Ngày
16/12, công ty mời tôi lên làm việc ký vào biên bản sa thải với lý do là không hoàn thành nhiệm vụ
được giao, không gửi báo cáo kịp thời về hàng kém phẩm cho Ban TGĐ gây ra kém phẩm thiệt hại hơn
1.3 tỷ đồng, không để ý đến hoạt động của người xunh quanh. Tôi đã không đồng ý quyết định sa thải
của công ty. Trong khi biên bản bàn giao nhiệm vụ của tôi có ghi rõ là theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ
khi cần) cho Ô.Lê Minh Thuận làm thống kê, và quản lý hồ sơ thủ tục ISO. Ô.Thuận phải làm báo
cáo kém phẩm theo tháng, quí, trong khi kém phẩm ở Đà Nẵng là vào tháng 12 thì đến đầu tháng 1 mới
phải gửi báo cáo cho BLĐ. Xin cho tôi hỏi: 1/ Công ty quyết định sa thải tôi là đúng hay sai? Nếu
sai luật thì phải bồi thường khi muốn cho tôi nghỉ việc như thế nào? 2/ Tôi có tiền ký quỹ 5 triệu
đồng đến tháng 2/2017 sẽ được công ty thanh toán lại, vậy nếu công ty sa thải tôi trái luật tôi có
lấy lại tiền ký quỹ được không? 3/ Theo thỏa ước lao động tập thể của công ty có qui định lương
tháng 13 (được trả dựa vào quy chế đánh giá bình xét cuối năm, xếp lại biểu dương, xuất sắc, A, B,
C, D kết quả bình xét tính từ tháng 11 năm này đến tháng 11 năm sau) sẽ căn cứ vào đó để trả lương
tháng 13, nhưng trong quy chế bình xét có qui định CBCNV nghỉ việc trước 31/12 thì không được xếp
loại bình xét. Tôi được Ban Chủ quản phòng bình chọn xuất sắc, nhưng ngày 16/12 công ty quyết định
sa thải với lý do không chính đáng và trong suốt quá trình tôi không ký bất cứ kỷ luật nào. Vậy nếu
công ty cứ sa thải tôi vậy đúng hay sai, tôi có được thanh toán tiền lương tháng 13 hay
không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến
Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc
của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Thứ nhất, về quyết định
sa thải của Công ty

Tại Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy
định về trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:

– Người sử dụng lao động gửi thông báo
bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc
Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ
hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước
khi tiến hành cuộc họp.

– Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được
tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo. Trường hợp người sử dụng lao
động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người
sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang
trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao
động.

– Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải
được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên
bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp và người lập biên bản. Trường hợp một
trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

– Người giao kết hợp đồng lao động là
người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy
quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển
trách.

– Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải
được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu
xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải
được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, đối
chiếu với trường hợp của bạn. Trường hợp công ty bạn ra quyết định sa thải bạn là sai với quy định
của pháp luật về trình tự sa thải: trong cuộc họp về xử lý kỷ luật của công ty bạn không có đủ
thành phần tham sự cuộc họp: Không Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Cuộc họp không được lập thành
biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Xét về bản chất,
phiên họp của công ty bạn chỉ mang tính nội bộ công ty.

Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định
như sau:

“Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và
lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình
chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật
lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các
quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động”.

Theo đó, trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức
sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1,
2, 3 và 4 Điều 42 của

.

Tại Điều 42 Bộ luật động năm 2012 quy
định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật như sau:

“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng
lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại
làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp
đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không
muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng
lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động
không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy
định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên
thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao
động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công
việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền
bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao
động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về
thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương
của người lao động trong những ngày không báo trước”.

Thứ hai, về khoản tiền
ký quỹ

Tại Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012
quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao
động: “Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho
việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Xét vào trường hợp của bạn, khoản tiền
ký quỹ 5 triệu đồng đến tháng 2/2017 sẽ được công ty thanh toán lại cho bạn là khoản tiền không hợp
lý. Trường hợp này công ty đã làm sai và phải có trách nhiệm trả lại tiền cho bạn.

Thứ ba, về tiền lương
tháng 13.

Trong luật không quy định về tiền lương
tháng 13, tiền lương tháng 13 được hiểu là tiền thưởng. Tại Điều 103 Bộ luậ lao động năm 2012 quy
định về tiền thưởng như sau:

+ Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử
dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ
hoàn thành công việc của người lao động.

+ Quy chế thưởng do người sử dụng lao
động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện
tập thể lao động tại cơ sở.

Đồng thời theo thỏa ước lao động tập thể
của công ty có quy định lương tháng 13 (được trả dựa vào quy chế đánh giá bình xét cuối năm,
xếp lại biểu dương, xuất sắc, A, B, C, D kết quả bình xét tính từ tháng 11 năm này đến tháng 11 năm
sau) sẽ căn cứ vào đó để trả lương tháng 13, trong quy chế bình xét có qui định CBCNV nghỉ việc
trước 31/12 thì không được xếp loại bình xét. Cho nên trường hợp bạn nghỉ việc  trước
31/12 thì không được xếp loại bình xét và sẽ không được trả lương tháng 13 dựa vào quy định trong
thỏa ước lao động của công ty bạn.

 

1900.6198

Như vậy, đối
với trường hợp của bạn công ty sa thải bạn không với quy định của pháp luật. Vì vậy, trước tiên bạn
làm đơn kiến nghị với công ty để công ty giải quyết, nếu như công ty không giải quyết thì
bạn khởi kiện ra Tòa án nơi công ty có địa chỉ trụ sở chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây