Những điều người lao động “hỏi”, doanh nghiệp phải “nói”

0
605

Theo pháp luật hiện hành, người lao động có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người lao động cũng có quyền được biết các thông tin sau để đảm bảo quyền lợi cho mình.

quyền lợi của lao động
   Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

10 nội dung doanh nghiệp phải công khai với người lao động

Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đã liệt kê cụ thể các nội dung mà người sử dụng lao động bắt buộc phải công khai cho người lao động biết, đó là:

(i) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

(ii) Nội quy lao động.

(iii) Thang lương, bảng lương, định mức lao động.

(iv) Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.

(v) Các thỏa ước lao động tập thế mà người sử dụng lao động tham gia.

(vi) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).

(vii) Việc trích nộp kinh phí công đoàn.

(viii) Việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

(ix) Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.

(x) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm công khai các thông tin trên đến với những người lao động mà mình đang sử dụng.

Doanh nghiệp phải công khai thông tin theo hình thức nào?

Khoản 2 Điều 43 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đã chỉ ra các hình thức công khai các nội dung về lao động, bảo hiểm tại doanh nghiệp, bao gồm:

(i) Niêm yết công khai tại nơi làm việc;

(ii) Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

(iii)Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;

(iv) Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;

(v) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Theo Bộ luật Lao động năm 2019 và quy định nêu trên, tùy nội dung mà người sử dụng lao động phải công khai theo từng hình thức cụ thể hoặc lựa chọn một trong các hình thức trên và phải thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Cụ thể:

Stt

Nội dung

Hình thức công khai

1 Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động Tùy chọn hình thức, nếu nằm trong nội dung đối thoại thì phải công bố công khai tại nơi làm việc
2 Nội quy lao động Niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc
3 Thang lương, bảng lương, định mức lao động Công bố công khai tại nơi làm việc
4 Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động

 

Công bố công khai tại nơi làm việc nếu nằm trong nội dung đối thoại tại nơi làm việc
5 Các thỏa ước lao động tập thế Công bố cho người lao động biết
6 Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có) Công bố công khai tại nơi làm việc đối với quy chế thưởng, nội dung còn lại có thể lựa chọn hình thức công khai
7 Việc trích nộp kinh phí công đoàn Tùy chọn hình thức
8 Việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Tùy chọn hình thức
9 Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động

 

Tùy chọn hình thức, quyết định kỷ luật
10 Nội dung khác theo quy định của pháp luật

Theo hình thức cụ thể được quy định hoặc tùy chọn

Mức phạt nếu không công khai thông tin cho người lao động
Căn cứ Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính nếu không công khai cho người lao động những nội dung sau:

Hành vi

Mức phạt đối với người sử dụng lao động

Cá nhân

Tổ chức

Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng

02 – 05 triệu đồng

(Điểm a khoản 1 Điều 16)

04 – 10 triệu đồng

(Điểm b khoản 3 Điều 5)

Không thông báo công khai hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

500.000 – 01 triệu đồng

(Khoản 1 Điều 18)

01 – 02 triệu đồng

(Điểm b khoản 3 Điều 5)

Không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp

500.000 – 01 triệu đồng

(Điểm a khoản 2 Điều 38)

01 – 02 triệu đồng

(Điểm b khoản 3 Điều 5)

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây