Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân

0
1539

Người lao động đi làm việc theo hợp đồng cá nhân ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài phải đăng ký tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi thường trú.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì? Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2012;

Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006

Điều kiện đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: (i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (ii) Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; (iii) Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt; (iv) Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; (v) Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hợp đồng lao động giữa người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động ở nước ngoài

Hợp đồng cá nhân phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
Hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngoài của cá nhân bao gồm những nội dung chính sau đây: (i) Ngành, nghề, công việc phải làm; (ii) Thời hạn của hợp đồng; (iii) Địa điểm làm việc; (iv) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; (v) Tiền lương, tiền công; tiền làm thêm giờ; (vi) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; (vii) Chế độ bảo hiểm xã hội; (viii) Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài; (ix) Giải quyết tranh chấp.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng cá nhân ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài

Hợp đồng lao động giữa cá nhân với người sử dụng lao động ở nước ngoài phải có Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng cá nhân bao gồm: (i) Đơn đăng ký Hợp đồng cá nhân theo mẫu tại Phụ lục số 07 kèm theo Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH; (ii) Bản sao Hợp đồng cá nhân, kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt có xác nhận của tổ chức dịch thuật; (iii) Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; (iv) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức của người lao động.

Thủ tục đăng ký hợp đồng cá nhân ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài

Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú phải cấp Giấy xác nhận đăng ký Hợp đồng cá nhân theo mẫu tại Phụ lục số 08 kèm theo Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH, nếu không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
Luật sư có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý về lao động nào?

(i) Hợp đồng lao động: Tư vấn các vấn đề pháp lý đối với Hợp đồng lao động và các hợp đồng liên quan khác. Soạn thảo hợp đồng lao động nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên;

(ii) Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể: Tư vấn, xây dựng, đưa ra giải pháp và soạn thảo, đăng ký thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động phù hợp với hoạt động kinh doanh, mô hình sản xuất của doanh nghiệp;

(iii) Xử lý kỉ luật: Tư vấn về điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật người lao động, đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động, về tiền bồi thường, trợ cấp thôi việc, mất việc, thất nghiệp và các trợ cấp có liên quan khác, đại diện cho doanh nghiệp đám phán các vấn đề về thủ tục xử lý kỉ luật;
(iv) Giải quyết tranh chấp lao động: Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện cho doanh nghiệp/người lao động tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động;
(v) Công đoàn: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý đối với quy chế và quá trình hoạt động của công đoàn, cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan đến chính sách, kinh phí công đoàn…;
(vi) Bảo hiểm xã hội: Tư vấn, rà soát, đăng kí, kê khai và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong công tác bảo hiểm. Soạn thảo, hoàn thiện và đăng kí thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp;
(vii) Tuyển dụng, đào tạo, học nghề: Tư vấn, rà soát và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với quy trình tuyển dụng nhân sự, đào tạo, học nghề; cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan dạy nghề, học nghề;
(viii) Hoàn thiện và cung cấp các biểu mẫu: Các hợp đồng và các quyết định ban hành,…

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây