Lao động ở nước ngoài bị hành hạ, nợ lương thì làm như thế nào?

0
857

Người lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài luôn là đối tượng quan tâm đặc biệt của xã hội. Rất nhiều trường hợp người lao động làm việc ở nước ngoài bị ngược đãi, hành hạ, đánh đập, nợ lương. Vậy trường hợp này xử lý thế nào?

xử lý kỷ luật lao động
        Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Công ty, đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ phải có trách nhiệm với người lao động

Chỉ có nhưng đơn vị có đầy đủ điều kiện và được cấp phép mới có thể đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (theo điều 8 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Điều 8. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

(i) Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

(ii) Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

(iii) Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Khi người lao động bị đánh dập, hành hạ, nợ lương,… tại nước ngoài, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc sẽ phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nước sở tại và Đại sứ quán Việt Nam để bảo đảm quyền lợi cho người lao động (điều 27 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ

(i) Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;

Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

Xử lý khi doanh nghiệp không chịu trách nhiệm với người lao động

Nếu doanh nghiệp không hỗ trợ, không chịu trách nhiệm với người lao động đi làm tại nước ngoài thì người lao động hoàn toàn có thể khiếu nại. Thời hiệu khiếu nại được tính như sau (theo điều 7 nghị định số 24/2018/NĐ-CP):

Điều 7. Thời hiệu khiếu nại

(i) Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, của tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bị khiếu nại.

(ii) Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Người lao động sẽ khiều nại trực tiếp đến người đứng đầu doanh nghiệp đưa người lao động đi nước ngoài làm việc. Nếu không được giải quyết thì sẽ khiếu nại trực tiếp đến Cục Quản lý lao động ngoài nước (theo điều 17 nghị định số 24/2018/NĐ-CP):

Điều 17. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

(i) Người đứng đầu tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.

(ii) Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

Sau 2 lần khiếu nại, nếu vẫn không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, người lao động có thể khởi kiện trực tiếp doanh nghiệp ra tòa án để đòi lại quyền lợi cho mình.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây