Bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc có thể là ai?

0
833

Hiện nay, người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc ngày càng nhiều. Nhất là các bạn trẻ có nhiều sức khỏe, nhiệt huyết và tài giỏi. Chính vì thế mà đã có rất nhiều thắc mắc được đặt ra đối với vấn đề này. Việc ai có thể bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Do đó, ngay sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

bảo hiểm thất nghiệp
      Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 ta có định nghĩa: Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.

Do vậy mà người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Cư trú tại Việt Nam. Có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.

Theo điểm a khoản 2 điều 5 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây: Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều kiện của người bảo lãnh cho người Việt Nam đi nước ngoài làm việc

Người bảo lãnh cho người Việt Nam đi nước ngoài làm việc phải có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(ii) Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh.

Phạm vi bảo lãnh cho người lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc

Việc bảo lãnh được thực hiện phụ thuộc vào người lao động và doanh nghiệp dịch vụ. Do đó có 2 trường hợp bảo lãnh cho người lao động sau đây:

Người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định về tiền ký quỹ của người lao động.

Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ. Từ đó bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng. Tài khoản này được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động.
Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động. Điều này được thực hiện khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp. Khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung. Nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; quy định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động.

Người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.

Người bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp.

Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh còn thừa thì phải trả lại cho người bảo lãnh.

Bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc có bắt buộc hay không?

Do việc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc là việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chính vì thế mà đây chính là một hình thức quan trọng nhằm đảm bảo quan hệ lao động giữa hai bên được xác lập và thực hiện đúng như đã cam kết. Nếu người lao động đó không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ thì việc bảo lãnh cho họ là điều bắt buộc. Bởi nó chính là sự ràng buộc quan hệ lao động; nhằm bảo đảm về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được đề ra trong hợp đồng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây