Quy định về thỏa thuận trong hợp đồng lao động

0
1424
Quy định về thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Nghĩa vụ của người laođộng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, Em đi làm ở một công ty TNHH kí hợp đồng từ đầu tháng
1/2016. Tuy nhiên tới tháng 6, em cảm thấy công việc không phù hợp với mình nên đã ghi đơn xin nghỉ
việc. Ngày 15/6 bên công ty đã kí quyết định cho em nghỉ và yêu cầu đóng tiền đền bù theo như trong
hợp đồng là 12tr. Em có gởi kèm theo ảnh chụp hợp đồng của bên em. Em hi vọng anh/ chị có thể giải
thích rõ cho em là hợp đồng như vậy đã đúng chưa và em có phải đền bù với số tiền như vậy không ạ?
Tiền lương ghi trong hợp đồng không đúng với tiền lương thật của em (5tr/ tháng) do vậy bên em chỉ
đóng bảo hiểm cho tụi em ở mức ghi trong hợp đồng. Đây là bản hợp đồng lao động bên
em:

Hi vọng nhận được hồi âm sớm. Em xin
cảm ơn rất nhiều.?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo Điều 1 Hợp đồng lao động giữa anh và công ty là hợp đồng lao
động không xác định thời hạn. Theo khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động năm
2012:

Người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho
người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật
này.

Như vậy trong bất kỳ thời gian nào,
sau khi ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động đều có thể
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo quy định việc chấm dứt hợp đồng
lao động được quy định tại Điều 36 như sau:

1. Hết hạn hợp đồng lao động,
trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi
hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi
trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà
án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất
tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt
hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều
125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại
Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo
quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay
đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp
tác xã.

Trong hợp đồng lao động không đưa ra điều khoản về việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động, do đó, việc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này sẽ do
sự thỏa thuận về nội dụng hợp đồng. Tiếp theo, theo quy định tại Điều
43:

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao
động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người
sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không
báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy
định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Như vậy, người lao động chỉ
phải bồi thường cho người sử dụng lao động nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp
luật. Cụ thể trong trường hợp của anh, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp
luật thể hiện ở việc giữa anh và công ty không đạt được thỏa thuận  về việc chấm
dứt hợp đồng lao động của anh với với công ty. Nói cách khác, nếu công ty không đồng ý
chấm dứt hợp đồng lao động nhưng anh vẫn giữ nguyên ý định muốn chấm dứt hợp đồng và
thể hiện ý định đó thông qua hành vi không thực hiện hợp đồng lao động thì công ty có
quyền phạt anh do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Về mức phạt vi phạm hợp đồng,
mức phạt mà anh và công ty thỏa thuận là mười hai triệu đồng. Đây là một sự thỏa
thuận trái với quy định của pháp luật, theo quy định định của pháp luật lao động,
trong trường hợp anh đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định pháp luật, anh chỉ phải
bồi thường số tiền bằng một nửa số tiền lương thỏa thuận được ghi trên hợp đồng. Cụ
thể, theo khoản 3 Điều 2 Hợp đồng lao động của anh và công ty, anh sẽ phạt nộp phạt
khoản tiền là 1.660.000 VNĐ.

Ngoài ra, tại gạch đầu dòng thứ 9 của khoản 2 Điều 3 Hợp
đồng lao động giữa anh và công ty, giữa anh và công ty chỉ thỏa thuận về việc
nếu anh “nghĩ thôi việc không có lý do chính đáng khi chưa được Bên A chấp
nhận
“. Theo điều khoản này, có thể hiểu quy định này như sau: anh chỉ được nghĩ
về việc nghỉ việc không có lý do chính đáng khi được bên A cho phép. Hay nói cách
khác, nếu anh muốn nghĩ về việc nghỉ việc mà không có lý do chính đáng thì anh
phải xin phép công ty, công ty cho phép thì anh mới được thực hiện. Do đó, khi công ty
không cho phép mà anh vẫn nghĩ về việc nghỉ việc không có lý do chính đáng
thì anh sẽ phải bồi thường 12 triều đồng. Như vậy, phạm vi phạt của quy định
này có rất rộng. Tuy nhiên, công ty chỉ có thể yêu cầu anh bồi thường nếu chứng minh
được việc anh nghĩ về việc thôi việc không có lý do chính đang khi chưa được công ty cho
phép.

Theo quy định tại

 Khoản 2, Điều
89 Luật bảo hiểm xã hội như sau:

“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo
chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là
mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao
động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy
định của pháp luật về lao động.”

Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015
của  bảo hiểm xã hội  Việt Nam:

– Tiền lương hàng tháng đóng  bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn: Là tiền lương ghi
trong hợp đồng lao động.

– Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao
động.

– Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy
định của pháp luật lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây