Các hình thức tham gia lao động chủ yếu trong xã hội

0
2211

Ngày nay, con người có nhiều hình thức tham gia lao động. Họ có thể tự tổ chức lấy quá trình lao động của mình như những lao động cá thể (ví dụ: các nông dân cá thể, thợ may, các chủ cửa hàng, hoạ sĩ tự do…).

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Cách hình thức tham gia lao động

Khi tham gia lao động, người lao động có thể là công nhân trực tiếp, công nhân phục vụ… hoặc là viên chức các loại (viên chức hành chính, pháp lí, thưong mại, tài chính…), có thể được tham gia ý kiến trong quản lí chuyên môn hoặc giúp việc cho người quản lí nhưng không bao giờ họ là người đóng vai trò quyết định các vấn đề tổ chức, quản lí, điều hành. Vai trò đó thuộc người sử dụng lao động còn người lao động chỉ là người làm công trong đon vị. Để bù lại, người sử dụng lao động phải trả lương do họ có nhu cầu sử dụng sức lao động của người lao động cho công việc của mình. Mức tiền lương do các bên thoả thuận, căn cứ vào yêu cầu công việc, khả năng người lao động, điều kiện làm việc trong đơn vị và tương quan cung-cầu lao động trên thị trường. Vì vậy mà những người lao động này được gọi là người làm công và quan hệ lao động đó được gọi là quan hệ làm công – ăn lương.

Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hình thức tham gia lao động

Nếu căn cứ vào hình thức phát sinh quan hệ thì còn có thể gọi là quan hệ lao động hợp đồng; nếu căn cứ vào tương quan giữa hai bên thì có thể gọi đó là quan hệ chủ thợ…Quan hệ lao động này mang màu sắc của quan hệ hàng hoá tiền tệ, được coi là quan hệ mua bán sức lao động trên thị trường lao động. Nó có thể phát sinh giữa bất kì người lao động và người sử dụng lao động nào trên cơ sở quyền tự do, nhu cầu và lợi ích của các bên. Khi hai bên của quan hệ lao động kết hợp với nhau sẽ sản xuất ra toàn bộ sản phẩm trong xã hội vì đó là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất, năng lực quản lí và sức lao động xã hội. Có thể khẳng định đây là quan hệ lao động đặc trưng của nền kinh tể thị trường, phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Đó cũng là những lí do để xác định đổi tượng điều chỉnh chủ yếu của luật lao động Việt Nam và luật lao động của hầu hết các nước trên thể giới.
Tuy nhiên, nếu coi đặc điểm phụ thuộc của người lao động và tư cách tham gia quan hệ của các bên là những dẩu hiệu cơ bản để xác định quan hệ lao động và đối tượng điều chỉnh của luật lao động thì thực tế cũng có những ngoại lệ nhẩt định.

Luật sư có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý về lao động nào?

(i) Hợp đồng lao động: Tư vấn các vấn đề pháp lý đối với Hợp đồng lao động và các hợp đồng liên quan khác. Soạn thảo hợp đồng lao động nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên;

(ii) Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể: Tư vấn, xây dựng, đưa ra giải pháp và soạn thảo, đăng ký thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động phù hợp với hoạt động kinh doanh, mô hình sản xuất của doanh nghiệp;

(iii) Xử lý kỉ luật: Tư vấn về điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật người lao động, đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động, về tiền bồi thường, trợ cấp thôi việc, mất việc, thất nghiệp và các trợ cấp có liên quan khác, đại diện cho doanh nghiệp đám phán các vấn đề về thủ tục xử lý kỉ luật;

(iv) Giải quyết tranh chấp lao động: Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện cho doanh nghiệp/người lao động tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động;

(v) Công đoàn: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý đối với quy chế và quá trình hoạt động của công đoàn, cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan đến chính sách, kinh phí công đoàn…;

(vi) Bảo hiểm xã hội: Tư vấn, rà soát, đăng kí, kê khai và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong công tác bảo hiểm. Soạn thảo, hoàn thiện và đăng kí thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp;

(vii) Tuyển dụng, đào tạo, học nghề: Tư vấn, rà soát và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với quy trình tuyển dụng nhân sự, đào tạo, học nghề; cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan dạy nghề, học nghề;

(viii) Hoàn thiện và cung cấp các biểu mẫu: Các hợp đồng và các quyết định ban hành,…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây