Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động

0
1689

Hoạt động lao động bao trùm lên mọi lĩnh vực trong đời sống con người và quan hệ lao động chỉ là một trong các quan hệ cơ bản hình thành nên từ đó. Vì vậy, ngoài đổi tượng điều chỉnh chủ yếu nói trên, luật lao động còn điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động

Đó là những quan hệ phát sinh từ quan hệ lao động, gắn liền với việc sử dụng lao động hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ lao động. Theo pháp luật hiện hành, những quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động bao gồm:

Quan hệ việc làm

Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực giải quyết, đảm bảo việc làm cho NLĐ trong xã hội. Để thực hiện mục đích này, Nhà nước với tư cách là người quản lí, định hướng thị trường lao động, phải đề ra và thực hiện chủ trương, chính sách đúng đắn về việc làm; các thiết chế hỗ trợ cho thị trường lao động như dịch vụ việc làm được hình thành; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động phải được khuyến khích và nỗ lực giải quyết, đảm bảo việc làm cho NLĐ, NLĐ phải có quyền tự do việc làm… Điều đó hình thành nên nhiều mối quan hệ mà chất lượng của nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, tính bền vững… của quan hệ lao động, tạo điều kiện cho quan hệ lao động hình thành và đan xen với quan hệ lao động nên được luật lao động điều chỉnh đồng bộ. Các quan hệ chủ yếu hình thành trong lĩnh vực việc làm gồm:
– Quan hệ giữa Nhà nước, thông qua hệ thống các cơ quan chức năng, trong việc xác lập và thực hiện các chính sách việc làm, với các công dân, tổ chức được hưởng các chính sách việc làm đó.

Quan hệ học nghề

Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và sự cạnh tranh giữa những NSDLĐ trong sản xuất, giữa những NLĐ trên thị trường đã đẩy vấn đề học nghề lên tầm quan trọng mới. Nhận thức được điều đó, nhiều quan hệ trong lĩnh vực học nghề được thiết lập. Đó là những quan hệ xã hội hình thành giữa người học nghề và các cơ sở dạy nghề với mục đích học nghề để làm việc theo yêu cầu của thị trường. Cũng giống như quan hệ việc làm, quan hệ học nghề thường được thực hiện trước hoặc đan xen với quan hệ lao động, đáp ứng nhu cầu của quan hệ lao động. Tuy nhiên, nó cũng có thể hình thành độc lập với quan hệ lao động. Điều cần chú trọng là không giống như những hình thức học tập khác, học nghề là hình thức học thông qua làm việc có hướng dẫn để người học đạt được sự thành thạo về nghề nghiệp. Nghĩa là phải lao động trong quá trình học và học để lao động, để có việc làm, để giữ việc làm, thăng tiến trong quan hệ lao động… Chất lượng của quan hệ học nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội và tính bền vững của việc làm, đển trình độ NLĐ và mức thu nhập của họ trong lao động. Đó cũng là những lí do để luật lao động điều chỉnh quan hệ này. về mặt hình thức, có thể phân biệt quan hệ học nghề do luật lao động điều chỉnh với các quan hệ khác trong lĩnh vực học tập không do luật lao động điều chỉnh, đó là quan hệ học nghề bao giờ cũng phát sinh trên cơ sở họp đồng học nghề (thoả thuận bằng văn bản hoặc thoả thuận miệng). Trong quá trình học, vấn đề thực hành nghề là nội dung quan trọng nhất.

Quan hệ giải quyết đình công

Tương tự như vấn đề tranh chấp lao động, đình công có thể phát sinh do tập thể lao động không thoả mãn với quyền và lợi ích chung hiện có nhưng yêu cầu của họ không được NSDLĐ chấp nhận. Nếu theo đuổi đến cùng mục đích của mình, tập thể lao động thường sử dụng quyền đình công, biện pháp gây sức ép về kinh tể để thực hiện được yêu sách về quyền và lợi ích. Khi đã đình công, có thể chính các bên sẽ thu xếp ổn thoả vấn đề của mình bằng cách tiếp tục thương lượng, hoà giải.

Luật sư có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý về lao động nào?

(i) Hợp đồng lao động: Tư vấn các vấn đề pháp lý đối với Hợp đồng lao động và các hợp đồng liên quan khác. Soạn thảo hợp đồng lao động nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên;
(ii) Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể: Tư vấn, xây dựng, đưa ra giải pháp và soạn thảo, đăng ký thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động phù hợp với hoạt động kinh doanh, mô hình sản xuất của doanh nghiệp;
(iii) Xử lý kỉ luật: Tư vấn về điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật người lao động, đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động, về tiền bồi thường, trợ cấp thôi việc, mất việc, thất nghiệp và các trợ cấp có liên quan khác, đại diện cho doanh nghiệp đám phán các vấn đề về thủ tục xử lý kỉ luật;
(iv) Giải quyết tranh chấp lao động: Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện cho doanh nghiệp/người lao động tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động;
(v) Công đoàn: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý đối với quy chế và quá trình hoạt động của công đoàn, cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan đến chính sách, kinh phí công đoàn…;
(vi) Bảo hiểm xã hội: Tư vấn, rà soát, đăng kí, kê khai và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong công tác bảo hiểm. Soạn thảo, hoàn thiện và đăng kí thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp;
(vii) Tuyển dụng, đào tạo, học nghề: Tư vấn, rà soát và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với quy trình tuyển dụng nhân sự, đào tạo, học nghề; cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan dạy nghề, học nghề;
(viii) Hoàn thiện và cung cấp các biểu mẫu: Các hợp đồng và các quyết định ban hành,…

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây